Tin tức
on Wednesday 06-03-2019 1:50pm
Danh mục: Tin quốc tế
Bs Nguyễn Thu Ngân
Khoa Nhi – BV Quận Thủ Đức
Vào ngày 5 tháng 2 năm 2019, Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (Advisory Committee on Immunization Practices - ACIP) thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC), Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ và Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một bản tuyên bố chung. Như thường lệ, có một số thông tin mới, một số thông tin bị loại bỏ và một số thông tin được nhắc lại.
1) Thông tin mới
Vắc-xin cúm sống giảm độc lực (Live attenuated influenza vaccine – LAIV): từng bị loại bỏ vào năm 2017, lần này vắc-xin cúm sống giảm độc lực được khuyến cáo cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên cho mùa cúm 2018 – 2019.
Những trẻ không nên chủng ngừa bằng vắc-xin cúm sống giảm độc lực bao gồm:
- Trẻ dưới 2 tuổi
- Sản phụ tuổi vị thành niên
- Bất kì trẻ nào đang điều trị aspirin hay các salicylate khác
- Trẻ bị ức chế miễn dịch
- Trẻ 2 – 4 tuổi bị hen phế quản hoặc khò khè trong vòng 12 tháng trước chủng ngừa
- Trẻ dùng thuốc kháng vi-rút < 48 giờ trước chủng ngừa
Những trẻ cần cẩn trọng khi chủng ngừa bằng vắc-xin cúm sống giảm độc lực bao gồm:
- Trẻ ≥ 5 tuổi bị hen phế quản
- Trẻ có tiền sử bệnh phổi, tim, thận hoặc các bệnh khác có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu mắc cúm
Có sự thay đổi này là do vắc-xin được bổ sung một chủng cúm H1N1 mới với kì vọng sẽ cải thiện hiệu quả với vi-rút H1N1. Tuy nhiên CDC không có khuyến cáo cụ thể về việc lựa chọn vắc – xin cúm sống giảm độc lực hay vắc xin cúm bất hoạt.
Vắc-xin viêm gan A: khuyến cáo dùng cho trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi đi du lịch quốc tế.
Vắc-xin Tdap (vắc-xin uốn ván, bạch hầu giảm liều, và ho gà vô bào): xem xét chủng ngừa cho các bé gái mang thai từ 13 – 18 tuổi.
2) Thông tin bị loại bỏ
Vắc-xin sởi, quai bị, rubella (Measles, mumps, rubella - MMR) và não mô cầu: loại bỏ các khuyến cáo cụ thể về việc sử dụng các vắc-xin MMR hay não mô cầu trong các trường hợp bùng phát quai bị hoặc não mô cầu. Thay vào đó, các bác sĩ nên tìm kiếm hướng dẫn từ cơ quan y tế địa phương trong thời gian dịch bệnh tương ứng.
3) Thông tin được nhắc lại
Vắc-xin papillomavirus ở người (HPV): Nếu bắt đầu chủng ngừa ở độ tuổi 9 – 14 tuổi thì trẻ chỉ cần dùng 2 liều cách nhau 6 – 12 tháng. Nếu bắt đầu chủng ngừa khi trẻ bước sang tuổi 15 thì cần dùng 3 liều.
Vắc-xin Tdap và DTaP (bạch hầu nguyên liều, uốn ván nguyên liều, ho gà vô bào): Trẻ chủng ngừa Tdap hoặc DTaP ở độ tuổi 7-10 tuổi, dù ngẫu nhiên hay trong kế hoạch tiêm chủng “đuổi” (catch-up), vẫn nên được chủng ngừa một liều Tdap khi 11-12 tuổi. Thanh thiếu niên mang thai nên nhận được một liều Tdap, trong khoảng từ 27 đến 36 tuần tuổi thai.
(Nguồn: William T. Basco. 2019 ACIP Child and Adolescent Immunization Schedule: Key Changes - Medscape)
Khoa Nhi – BV Quận Thủ Đức
Vào ngày 5 tháng 2 năm 2019, Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (Advisory Committee on Immunization Practices - ACIP) thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC), Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ và Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một bản tuyên bố chung. Như thường lệ, có một số thông tin mới, một số thông tin bị loại bỏ và một số thông tin được nhắc lại.
1) Thông tin mới
Vắc-xin cúm sống giảm độc lực (Live attenuated influenza vaccine – LAIV): từng bị loại bỏ vào năm 2017, lần này vắc-xin cúm sống giảm độc lực được khuyến cáo cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên cho mùa cúm 2018 – 2019.
Những trẻ không nên chủng ngừa bằng vắc-xin cúm sống giảm độc lực bao gồm:
- Trẻ dưới 2 tuổi
- Sản phụ tuổi vị thành niên
- Bất kì trẻ nào đang điều trị aspirin hay các salicylate khác
- Trẻ bị ức chế miễn dịch
- Trẻ 2 – 4 tuổi bị hen phế quản hoặc khò khè trong vòng 12 tháng trước chủng ngừa
- Trẻ dùng thuốc kháng vi-rút < 48 giờ trước chủng ngừa
Những trẻ cần cẩn trọng khi chủng ngừa bằng vắc-xin cúm sống giảm độc lực bao gồm:
- Trẻ ≥ 5 tuổi bị hen phế quản
- Trẻ có tiền sử bệnh phổi, tim, thận hoặc các bệnh khác có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu mắc cúm
Có sự thay đổi này là do vắc-xin được bổ sung một chủng cúm H1N1 mới với kì vọng sẽ cải thiện hiệu quả với vi-rút H1N1. Tuy nhiên CDC không có khuyến cáo cụ thể về việc lựa chọn vắc – xin cúm sống giảm độc lực hay vắc xin cúm bất hoạt.
Vắc-xin viêm gan A: khuyến cáo dùng cho trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi đi du lịch quốc tế.
Vắc-xin Tdap (vắc-xin uốn ván, bạch hầu giảm liều, và ho gà vô bào): xem xét chủng ngừa cho các bé gái mang thai từ 13 – 18 tuổi.
2) Thông tin bị loại bỏ
Vắc-xin sởi, quai bị, rubella (Measles, mumps, rubella - MMR) và não mô cầu: loại bỏ các khuyến cáo cụ thể về việc sử dụng các vắc-xin MMR hay não mô cầu trong các trường hợp bùng phát quai bị hoặc não mô cầu. Thay vào đó, các bác sĩ nên tìm kiếm hướng dẫn từ cơ quan y tế địa phương trong thời gian dịch bệnh tương ứng.
3) Thông tin được nhắc lại
Vắc-xin papillomavirus ở người (HPV): Nếu bắt đầu chủng ngừa ở độ tuổi 9 – 14 tuổi thì trẻ chỉ cần dùng 2 liều cách nhau 6 – 12 tháng. Nếu bắt đầu chủng ngừa khi trẻ bước sang tuổi 15 thì cần dùng 3 liều.
Vắc-xin Tdap và DTaP (bạch hầu nguyên liều, uốn ván nguyên liều, ho gà vô bào): Trẻ chủng ngừa Tdap hoặc DTaP ở độ tuổi 7-10 tuổi, dù ngẫu nhiên hay trong kế hoạch tiêm chủng “đuổi” (catch-up), vẫn nên được chủng ngừa một liều Tdap khi 11-12 tuổi. Thanh thiếu niên mang thai nên nhận được một liều Tdap, trong khoảng từ 27 đến 36 tuần tuổi thai.
(Nguồn: William T. Basco. 2019 ACIP Child and Adolescent Immunization Schedule: Key Changes - Medscape)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Không nên trì hoãn chủng ngừa BCG ở trẻ non tháng nhẹ cân - Ngày đăng: 06-03-2019
Trẻ sơ sinh đủ tháng phải nhập khoa hồi sức sơ sinh ngoài dự tính: một chỉ tố cho chất lượng chăm sóc sản khoa? - Ngày đăng: 06-03-2019
Mối tương quan giữa động học hình thái và đặc điểm di truyền của phôi - Ngày đăng: 06-03-2019
Thời gian có một bé sinh sống khoẻ mạnh – Mục tiêu để cân nhắc các quyết định lâm sàng trong điều trị hiếm muộn: Đồng thuận Delphi - Ngày đăng: 06-03-2019
So sánh giữa đơn trị liệu Letrozole và kết hợp Letrozole với Clomiphene Citrate để gây phóng noãn ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 28-02-2019
Chi phí hiệu quả của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ chẩn đoán lệch bội (PGT-A) - Ngày đăng: 28-02-2019
Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình dự đoán giúp giảm thiểu tỷ lệ sinh đôi với tỷ lệ trẻ sinh sống cao vẫn được đảm bảo sau IVF - Ngày đăng: 28-02-2019
Hoạt động của ty thể ở tế bào Cumulus có mối tương quan với chỉ số BMI của nữ giới trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 21-02-2019
Trẻ sinh ra từ phương pháp chuyển Spindle ở noãn giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến ty thể - Ngày đăng: 21-02-2019
Mối tương quan giữa hình dạng và khả năng làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 21-02-2019
Mối tương quan giữa BMI với số lượng tinh trùng - Ngày đăng: 21-02-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK