Tin tức
on Thursday 28-02-2019 2:30pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Khắc Tiến - BV Mỹ Đức Tân Bình
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là rối loạn nội tiết thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh do chu kỳ không phóng noãn. Điều trị vô sinh ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang tập trung chủ yếu vào gây phóng noãn. Nhiều phác đồ điều trị đã được đưa ra với tỷ lệ thành công rất đa dạng, trong đó thường dùng nhất là Clomiphene Citrate. Clomiphene Citrate là một chất điều phối chọn lọc thụ thể estrogen bằng cách cạnh tranh gắn với thụ thể estrogen nhân tế bào. Khi estrogen giảm sẽ làm tăng tiết hormone hướng sinh dục FSH, làm tăng số lượng nang noãn phát triển. Clomiphene Citrate cũng có tác động kháng estrogen ở nội mạc tử cung và ảnh hưởng đến sản xuất chất nhầy cổ tử cung, được cho là hai trong những yếu tố khiến cho tỷ lệ mang thai thấp mặc dù tỷ lệ phóng noãn cao.
Letrozole cũng là sự lựa chọn phổ biến khác để gây phóng noãn. Với cơ chế khác Clomiphene Citrate, Letrozole hoạt động như một chất ức chế chọn lọc aromatase, ngăn chặn chuyển hóa androgen thành estrogen, việc ức chế hình thành estrogen sẽ làm giảm phản hồi âm lên hạ đồi tuyến yên, từ đó tăng tiết FSH. Có một cơ chế khác cũng được sự đồng thuận cao, cho rằng Letrozole làm tăng tính nhạy của nang noãn với FSH, tăng tạm thời androgen trong buồng trứng. Ngoài ra, Letrozole cũng có lợi hơn Clomiphene Citrate do không ức chế thụ thể estrogen ở mô đích ngoại vi và trung tâm, và cơ chế phản hồi âm được duy trì nguyên vẹn.
Do Letrozole và Clomiphene Citrate có cơ chế hoạt động khác nhau, nhiều chuyên gia cho rằng nếu kết hợp sẽ cải thiện tỷ lệ phóng noãn hơn là sử dụng đơn trị liệu Letrozole. Nghiên cứu của tác giả Mejia và cộng sự được đăng trên Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medince - ASRM) vào tháng 11/2018 đã khẳng định, kết hợp Letrozole và Clomiphene Citrate làm tăng tỷ lệ phóng noãn so với đơn trị liệu Letrozole ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang vô sinh. Nghiên cứu được thực hiện trên 70 bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-40 đã được chẩn đoán vô sinh và hội chứng buồng trứng đa nang theo tiêu chuẩn Rotterdam và không tồn tại bất kỳ nguyên nhân gây vô sinh khác. Những phụ nữ tham gia được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm sử dụng đơn trị liệu 2,5 mg Letrozole hoặc kết hợp 2,5 mg Letrozole cùng với 50 mg Clomiphene Citrate mỗi ngày trong 3-7 ngày cho mỗi chu trình điều trị.
Qua phân tích, những phụ nữ sử dụng liều kết hợp có tỷ lệ phóng noãn cao hơn so với những phụ nữ sử dụng liều đơn độc (27/35 phụ nữ sử dụng liều kết hợp [77%] so với 15/35 phụ nữ sử dụng liều đơn độc [43%]). Ở cả hai nhóm phác đồ không xuất hiện biến cố nghiêm trọng hay đa thai. Ngoài ra, không có sự khác biệt về tác dụng phụ ở hai nhóm như đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, đau lưng.
Nghiên cứu trên cho thấy Letrozole và Clomiphene Citrate ưu việt hơn để gây phóng noãn trong điều trị vô sinh ở phụ nữ hội chứng buồng chứng đa nang. Đây có thể được cho là một tiến bộ mới cho kết quả cao trong điều trị vô sinh hiệu quả, ít nguy cơ, chi phí thấp.
Nguồn: Mejia, Rachel B., et al. "A randomized controlled trial of combination letrozole and clomiphene citrate or letrozole alone for ovulation induction in women with polycystic ovary syndrome." Fertility and sterility (2019).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chi phí hiệu quả của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ chẩn đoán lệch bội (PGT-A) - Ngày đăng: 28-02-2019
Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình dự đoán giúp giảm thiểu tỷ lệ sinh đôi với tỷ lệ trẻ sinh sống cao vẫn được đảm bảo sau IVF - Ngày đăng: 28-02-2019
Hoạt động của ty thể ở tế bào Cumulus có mối tương quan với chỉ số BMI của nữ giới trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 21-02-2019
Trẻ sinh ra từ phương pháp chuyển Spindle ở noãn giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến ty thể - Ngày đăng: 21-02-2019
Mối tương quan giữa hình dạng và khả năng làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 21-02-2019
Mối tương quan giữa BMI với số lượng tinh trùng - Ngày đăng: 21-02-2019
Chuyển phôi tươi ngày 5 phát triển chậm so với hoãn chuyển phôi tươi ngày 5 thành chuyển phôi trữ ngày 6 với phôi nở rộng hoàn toàn: phương pháp tiếp cận nào tối ưu hơn? - Ngày đăng: 18-02-2019
Hệ vi sinh ở tinh hoàn của nam giới vô tinh - bằng chứng đầu tiên về ảnh hưởng của sự thay đổi vi môi trường - Ngày đăng: 15-02-2019
Acid béo Omega-3 và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 11-02-2019
Mối tương quan của 2 phương pháp ICSI và IVF với tỉ lệ phôi khảm trong sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể bằng kỹ thuật NGS - Ngày đăng: 11-02-2019
Bóc u lạc nội mạc tử cung buồng trứng 2 bên: Giảm dự trữ buồng trứng liên quan đến phẫu thuật - Ngày đăng: 30-01-2019
Tác động của châm cứu lên chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 30-01-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK