Tin tức
on Thursday 21-02-2019 8:01am
Danh mục: Tin quốc tế
Nam giới góp phần 20 - 50% các trường hợp vô sinh ở các cặp vợ chồng, trong đó các trường hợp vô sinh nam liên quan chủ yếu đến chất lượng tinh trùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng như lối sống, tình trạng thừa cân, béo phì… Trong đó, mối liên hệ giữa béo phì và hiếm muộn chưa được chứng minh rõ ràng. Bài nghiên cứu tổng hợp của Sermondade và các cộng sự nhằm cập nhật mối liên quan giữa BMI và các thông số tinh trùng để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.
Phân tích các chỉ số BMI (kg/m2): 18,5 (thiếu cân); 18,5 – 24,9 (bình thường); 25,0 – 29,9 (thừa cân); 30 – 39,9 (béo phì) và ≥ 40 (bệnh béo phì). Chỉ số tinh trùng: normozoospermia (bình thường), oligozoospermia (tinh trùng ít), azoospermia (không có tinh trùng) (WHO, 1999). Kết quả sau khi chọn lọc các bài báo, có 21 nghiên cứu được đưa vào phân tích, trong đó có 13.077 nam giới tham gia. Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối tương quan giữa chỉ số BMI và nguy cơ oligozoospermia hoặc azoospermia. So với những người đàn ông có trọng lượng bình thường, tỷ số chênh (KTC 95%) cho oligozoospermia hoặc azoospermia là: thiếu cân 1,15 (0,93 - 1,43); thừa cân 1,11 (1,01 - 1,21); béo phì 1,28 (1,06 - 1,55) và bệnh béo phì: 2,04 (1,59 - 2,62).
Như vậy tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bất thường về tinh trùng ở nam giới. Mặc dù còn một số hạn chế nhưng nghiên cứu góp phần vào việc sử dụng chỉ số BMI như yếu tố giúp dự đoán chất lượng tinh trùng. Vì vậy, việc thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động thể chất để giảm tình trạng béo phì có thể cải thiện được chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới.
Lê Thị Thu Thảo_ Chuyên viên phôi học _ IVFMD Tân Bình
Nguồn: BMI in relation to sperm count: an updated systematic review and collaborative meta-analysis. Human reproduction update/10.1093/humupd/dms050.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuyển phôi tươi ngày 5 phát triển chậm so với hoãn chuyển phôi tươi ngày 5 thành chuyển phôi trữ ngày 6 với phôi nở rộng hoàn toàn: phương pháp tiếp cận nào tối ưu hơn? - Ngày đăng: 18-02-2019
Hệ vi sinh ở tinh hoàn của nam giới vô tinh - bằng chứng đầu tiên về ảnh hưởng của sự thay đổi vi môi trường - Ngày đăng: 15-02-2019
Acid béo Omega-3 và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 11-02-2019
Mối tương quan của 2 phương pháp ICSI và IVF với tỉ lệ phôi khảm trong sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể bằng kỹ thuật NGS - Ngày đăng: 11-02-2019
Bóc u lạc nội mạc tử cung buồng trứng 2 bên: Giảm dự trữ buồng trứng liên quan đến phẫu thuật - Ngày đăng: 30-01-2019
Tác động của châm cứu lên chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 30-01-2019
Nên làm gì với các trường hợp nam giới có phân mảnh DNA tinh trùng? - Ngày đăng: 30-01-2019
Phân tích biểu hiện gen trên phức hợp cumulus-corona kết hợp đánh giá hình thái phôi giúp tăng tỷ lệ sinh sống và giảm thời gian điều trị trong chu kỳ chuyển đơn phôi tươi - Ngày đăng: 29-01-2019
Cào nội mạc tử cung trước khi thụ tinh ống nghiệm không làm tăng tỷ lệ có thai - Ngày đăng: 26-01-2019
Sàng lọc di truyền tiền làm tổ nhanh bằng thiết bị giải trình tự dna cầm tay sử dụng công nghệ Nanopore - Ngày đăng: 26-01-2019
Ty thể điều chỉnh hoạt động acrosin, phản ứng cực đầu và tính toàn vẹn nhiễm sắc chất của tinh trùng - Ngày đăng: 19-01-2019
So sánh các phác đồ Methotrexate trong điều trị thai ngoài tử cung - Ngày đăng: 18-01-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK