Tin tức
on Wednesday 30-01-2019 2:53pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức Tân Bình
Thụ tinh trong ống nghiệm – chuyển phôi là một phương pháp điều trị phổ biến cho nhiều nguyên nhân vô sinh. Mặc dù phác đồ kích thích buồng trứng, điều kiện nuôi cấy và kỹ thuật chuyển phôi ngày càng được cải thiện, tỷ lệ thành công của chuyển phôi vẫn duy trì trong khoảng 20 - 25% trong suốt một thời gian dài (European Society of Human Reproduction and Embryology [ESHRE], 2001, 2008).
Châm cứu là một trong những trị liệu được chú ý và nghiên cứu trong những năm gần đây. Mặc dù đã có nhiều bài nghiên cứu nói về hiệu quả điều trị của châm cứu giúp tăng khả năng đậu thai ở những bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm, lại có rất ít nghiên cứu đánh giá liệu châm cứu có hiệu quả giúp tăng khả năng đậu thai khi chuyển phôi trữ hay không. Bài nghiên cứu của tác giả So và cộng sự được đăng trên tạp chí Reproductive Healthcare vào năm 2010 đã đi tìm câu trả lời với 226 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào nhóm châm cứu thật (real acupuncture) và châm cứu giả (placebo acupuncture) trong khoảng thời gian 25 phút sau khi thực hiện chuyển phôi trữ. Tác giả cũng đánh giá mức độ lo lắng và nồng độ cortisol máu trước và sau khi thực hiện châm cứu cho cả hai nhóm. Kết quả là không có sự khác biệt về tỷ lệ thai nói chung, tỷ lệ thai lâm sàng, thai diễn tiến, tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ làm tổ giữa hai nhóm châm cứu thật và châm cứu giả. Mức độ lo lắng và nồng độ cortisol máu của hai nhóm cũng tương tự nhau. Chỉ có tỷ lệ thai diễn tiến (p = 0,022) và tỷ lệ làm tổ (p = 0,038) của nhóm châm cứu giả (placebo acupuncture) tăng đáng kể so với nhóm từ chối tham gia nghiên cứu hay nhóm không châm cứu (no acupuncture). Nhìn chung, tỷ lệ thai và sinh sống giữa các bệnh nhân thực hiện châm cứu thật hay châm cứu giả (real & placebo acupuncture) sau chuyển phôi trữ là tương đương. Điều này có thể cho thấy: châm cứu không có hiệu quả nào thực tế trong cải thiện tỷ lệ thành công của chuyển phôi trữ.
Nguồn: So EW, Ng EH, Wong YY, Yeung WS, Ho PC. Acupuncture for frozen–thawed embryo transfer cycles: a double-blind randomized controlled trial. Reproductive biomedicine online. 2010 Jun 1;20(6):814-21.
Thụ tinh trong ống nghiệm – chuyển phôi là một phương pháp điều trị phổ biến cho nhiều nguyên nhân vô sinh. Mặc dù phác đồ kích thích buồng trứng, điều kiện nuôi cấy và kỹ thuật chuyển phôi ngày càng được cải thiện, tỷ lệ thành công của chuyển phôi vẫn duy trì trong khoảng 20 - 25% trong suốt một thời gian dài (European Society of Human Reproduction and Embryology [ESHRE], 2001, 2008).
Châm cứu là một trong những trị liệu được chú ý và nghiên cứu trong những năm gần đây. Mặc dù đã có nhiều bài nghiên cứu nói về hiệu quả điều trị của châm cứu giúp tăng khả năng đậu thai ở những bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm, lại có rất ít nghiên cứu đánh giá liệu châm cứu có hiệu quả giúp tăng khả năng đậu thai khi chuyển phôi trữ hay không. Bài nghiên cứu của tác giả So và cộng sự được đăng trên tạp chí Reproductive Healthcare vào năm 2010 đã đi tìm câu trả lời với 226 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào nhóm châm cứu thật (real acupuncture) và châm cứu giả (placebo acupuncture) trong khoảng thời gian 25 phút sau khi thực hiện chuyển phôi trữ. Tác giả cũng đánh giá mức độ lo lắng và nồng độ cortisol máu trước và sau khi thực hiện châm cứu cho cả hai nhóm. Kết quả là không có sự khác biệt về tỷ lệ thai nói chung, tỷ lệ thai lâm sàng, thai diễn tiến, tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ làm tổ giữa hai nhóm châm cứu thật và châm cứu giả. Mức độ lo lắng và nồng độ cortisol máu của hai nhóm cũng tương tự nhau. Chỉ có tỷ lệ thai diễn tiến (p = 0,022) và tỷ lệ làm tổ (p = 0,038) của nhóm châm cứu giả (placebo acupuncture) tăng đáng kể so với nhóm từ chối tham gia nghiên cứu hay nhóm không châm cứu (no acupuncture). Nhìn chung, tỷ lệ thai và sinh sống giữa các bệnh nhân thực hiện châm cứu thật hay châm cứu giả (real & placebo acupuncture) sau chuyển phôi trữ là tương đương. Điều này có thể cho thấy: châm cứu không có hiệu quả nào thực tế trong cải thiện tỷ lệ thành công của chuyển phôi trữ.
Nguồn: So EW, Ng EH, Wong YY, Yeung WS, Ho PC. Acupuncture for frozen–thawed embryo transfer cycles: a double-blind randomized controlled trial. Reproductive biomedicine online. 2010 Jun 1;20(6):814-21.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nên làm gì với các trường hợp nam giới có phân mảnh DNA tinh trùng? - Ngày đăng: 30-01-2019
Phân tích biểu hiện gen trên phức hợp cumulus-corona kết hợp đánh giá hình thái phôi giúp tăng tỷ lệ sinh sống và giảm thời gian điều trị trong chu kỳ chuyển đơn phôi tươi - Ngày đăng: 29-01-2019
Cào nội mạc tử cung trước khi thụ tinh ống nghiệm không làm tăng tỷ lệ có thai - Ngày đăng: 26-01-2019
Sàng lọc di truyền tiền làm tổ nhanh bằng thiết bị giải trình tự dna cầm tay sử dụng công nghệ Nanopore - Ngày đăng: 26-01-2019
Ty thể điều chỉnh hoạt động acrosin, phản ứng cực đầu và tính toàn vẹn nhiễm sắc chất của tinh trùng - Ngày đăng: 19-01-2019
So sánh các phác đồ Methotrexate trong điều trị thai ngoài tử cung - Ngày đăng: 18-01-2019
Ô nhiễm không khí và nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 18-01-2019
Nằm phòng chăm sóc riêng có thể mang lại lợi ích cho trẻ sinh cực non - Ngày đăng: 18-01-2019
Xét nghiệm máu cuống rốn có thể báo hiệu nguy cơ thiếu oxy ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 23-03-2019
Ứng dụng PGT-A trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi - Ngày đăng: 18-01-2019
Mối tương quan giữa MTDNA, chất lượng phôi và kết quả điều trị IVF - Ngày đăng: 18-01-2019
Tác động của tuổi lên các thông số tinh dịch đồ - Ngày đăng: 16-01-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK