BS Võ Thị Minh Thư
Đơn nguyên Sơ sinh – Bệnh viện Mỹ Đức
Đối với trẻ sơ sinh cực non tháng, việc sử dụng phòng chăm sóc riêng biệt có liên quan đến giảm tỷ lệ nhiễm trùng huyết và cải thiện tỷ lệ cho con bú mẹ trong thời gian nằm viện nhưng không có sự khác biệt trong việc phát triển thần kinh về lâu dài, theo đánh giá được công bố trực tuyến ngày 7 tháng 1 năm 2019 trên tờ The Lancet Child & Adolescent Health.
Nicole R. van Veenendaal, từ OLVG ở Amsterdam và các đồng sự đã tiến hành đánh giá hệ thống tài liệu xác định các nghiên cứu so sánh kết quả của trẻ cực non tháng (< 28 tuần tuổi thai) nhập viện trong phòng riêng gia đình so với các phòng chăm sóc tập thể.
Dựa trên 13 nghiên cứu có trong phân tích (4.793 người tham gia), các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt nào trong phát triển thần kinh nhận thức bằng cách sử dụng thang điểm Bayley Scales of Infant and Toddler Development-III ở độ tuổi 18 đến 24 tháng. Tuy nhiên, trong phòng chăm riêng gia đình, tỷ lệ nhiễm trùng huyết thấp hơn (4.165 trẻ sơ sinh; RR 0,63) và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ khi xuất viện cao hơn (484 trẻ; RR 1,31) so với các phòng chăm sóc tập thể chung. Không có sự khác biệt về thời gian nằm viện, tăng trưởng, loạn sản phế quản phổi, xuất huyết não thất, bệnh võng mạc do sinh non hoặc tử vong.
“Để xác định xem các phòng riêng có ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh lâu dài hay không, chúng tôi cũng cần thêm các nghiên cứu được thiết kế tốt để kiểm tra phần lớn trẻ sinh non sau 32 tuần tuổi thai, tuy nhiên chưa có nghiên cứu tiếp theo nào được thực hiện”, đồng tác giả đã nói trong một tuyên bố.
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...