Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 18-01-2019 9:34am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Bích Phượng

Chuyên viên phôi học - IVFMD Phú Nhuận

Tuổi tác có mối tương quan mật thiết với khả năng sinh sản của phụ nữ, phụ nữ càng trì hoãn thời gian có con thì khả năng vô sinh ngày càng cao. Ở phụ nữ lớn tuổi, lão hóa buồng trứng - thuật ngữ chỉ việc suy giảm số lượng và chất lượng noãn - làm giảm tỷ lệ mang thai. Có nhiều yếu tố gây lão hóa buồng trứng được nghiên cứu, trong đó DNA ti thể (mtDNA) được xem như là yếu tố chính gây nên vấn đề này.

mtDNA là một bộ gen nhỏ có kích thước khoảng 16.5 kb được di truyền thông qua tế bào chất của noãn. Nó mã hóa cho các gene trong chuỗi chuyền điện tử, nơi mà phần lớn năng lượng của tế bào được tạo ra trong quá trình phosphoryl hóa. Ở một noãn trưởng thành, số lượng bản sao của mtDNA khoảng 200.000 bản và tỷ lệ mtDNA của noãn tỷ lệ nghịch với tuổi của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò quan trọng của mtDNA trong khả năng thụ tinh của noãn, khả năng hình thành phôi tốt và khả năng làm tổ của phôi. Tuy nhiên vẫn còn rất ít công bố về sự ảnh hưởng của mtDNA lên khả năng làm tổ của phôi, vì vậy Amber M. Klimczak và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định mối tương quan giữa số lượng bản sao mtDNA với chất lượng và khả năng làm tổ của phôi.

Nghiên cứu hồi cứu trên những bệnh nhân thực hiện PGT-A từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2016. Tổng cộng có 1.510 phôi nang được sinh thiết và phôi được đánh giá dựa trên hệ thống phân loại phôi nang của Gardner. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
  • Phôi loại 3 có lượng mtDNA cao hơn so với phôi loại 1 và loại 2. Không có mối liên quan giữa tuổi mẹ và lượng mtDNA trong phôi.
  • Phôi lệch bội có lượng mtDNA cao hơn phôi nguyên bội. Phân tích các phôi nguyên bội cho thấy không có mối tương quan giữa lượng mtDNA và chất lượng phôi.
  • Phôi nang ngày 5 có lượng mtDNA cao hơn phôi nang ngày 6.
  • Không có mối liên quan giữa lượng mtDNA và khả năng làm tổ của phôi cũng như tỷ lệ thai diễn tiến.
Như vậy, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng mặc dù lượng mtDNA có một số mối tương quan với đánh giá hình thái phôi tuy nhiên nó lại không tương quan với tuổi của người mẹ cũng như khả năng làm tổ của phôi và tỷ lệ thai diễn tiến. Nghiên cứu này còn cho thấy rằng, phôi nang ngày 5 có lượng mtDNA cao hơn đáng kể so với phôi nang ngày 6.

Nguồn: Embryonal mitochondrial DNA: relationship to embryo quality and transfer outcomes.
Journal of Assisted Reproduction and Genetics. doi.org/10.1007/s10815-018-1147-z

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK