Tin tức
on Thursday 28-02-2019 2:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Hữu Duy – Chuyên viên phôi học – IVF Vạn Hạnh
Sinh đôi thường kèm theo nhiều rủi ro mà không phụ thuộc vào kiểu thụ thai, như làm tăng tỷ lệ sinh non, nhẹ cân, bại não và các biến chứng thần kinh khác, cũng như tử vong chu sinh. Các biến chứng này của sinh đôi tăng rõ rệt so với mang thai đơn. Tại Hoa Kỳ năm 2012, tỷ lệ đa thai sau IVF là 27%. Tỷ lệ sinh đôi chung ở châu Âu sau khi làm hỗ trợ sinh sản đang giảm nhưng vẫn còn 17%. Các biến chứng trong sinh đôi không chỉ mang lại gánh nặng cho gia đình mà còn tiêu tốn nhiều tiền của của xã hội.
Do vậy, xu thế chuyển một phôi nang để giảm đa thai đang trở thành một lựa chọn phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, các báo cáo về tỷ lệ sinh non, sinh đôi đồng hợp tử, tuổi thai lớn, dị tật bẩm sinh và thay đổi tỷ lệ giới tính cao hơn khi chuyển phôi nang so với chuyển phôi giai đoạn phân chia vẫn cần phải được lưu tâm. Hơn nữa, những thay đổi biểu sinh có thể xảy ra do nuôi cấy kéo dài cũng là một vấn đề đang được bàn luận. Việc kéo dài nuôi cấy sang giai đoạn phôi nang cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ hủy chu kỳ do không có phôi để chuyển. Do đó, một sự lựa chọn chính xác giữa chuyển 1 phôi hoặc 2 phôi ở giai đoạn phân chia sẽ được ưu tiên hơn. Việc chuyển 1 phôi giai đoạn phân chia là hoàn toàn khả dĩ ở nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt mà vẫn đảm bảo tỷ lệ thai cao. Tuy nhiên, sẽ rất khó lựa chọn giữa chuyển 1 phôi hay 2 phôi giai đoạn phân chia khi chu kỳ điều trị có toàn bộ phôi chất lượng kém, bệnh nhân thất bại nhiều lần trước đó và/hoặc bệnh nhân lớn tuổi, hoặc đáp ứng kém với kích thích buồng trứng, …
Để tối ưu hóa sự cân bằng giữa tỷ lệ đa thai thấp và tỷ lệ thai tổng thể vẫn cao, tác giả Katarina và cộng sự (Thụy Điển) đã tiến hành xây dựng mô hình tiên lượng (PM – prediction model) với mục đích thiết lập và xác nhận các thuật toán cho tiềm năng làm tổ và giảm nguy cơ sinh đôi dưới 5% ở những bệnh nhân IVF bình thường.
Mô hình tiên lượng này được phát triển để tối ưu hóa việc chuyển đơn phôi chọn lọc (eSET) dựa trên các biến số đã biết ở ngày 2 sau khi chọc hút trứng (chuyển phôi tươi ngày 2; chuyển hai phôi từ 1999-2002 (n = 2846) và chuyển đơn phôi (SET) từ 1999-2003 (n = 945; tổng n = 3791). Bảy mươi biến số được phân tích để liên kết với cơ hội mang thai và rủi ro sinh đôi và kết hợp để xây dựng mô hình tiên lượng. Mô hình tiên lượng này được đánh giá hiệu quả trong khoảng năm 2004-2016, bao gồm cả chuyển phôi đông lạnh (FET), để so sánh tỷ lệ sinh trẻ sống cộng dồn (CLBR) và tỷ lệ sinh đôi trước đó (1999-2002 chuyển phôi tươi cộng với FET từ cùng một quần thể trứng chọc hút cho đến cuối năm 2007, n = 3495) và sau đó (2004-2011 chuyển phôi tươi cộng với FET từ cùng một quần thể trứng chọc hút cho đến cuối năm 2016, n = 11195) khi áp dụng mô hình. Chính sách chuyển đơn phôi như sau: (1) nếu mô hình tiên lượng cho thấy nguy cơ song thai > 15% sẽ chuyển 1 phôi; (2) nếu mô hình tiên lượng cho thấy nguy cơ song thai < 15% sẽ chuyển 2 phôi. Chính sách chuyển phôi này áp dụng như nhau ở cả chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ.
Kết quả: thông qua phân tích hồi quy đa biến logistic, mô hình tiên lượng được xây dựng từ bốn biến độc lập: tuổi vợ, chất lượng phôi, đáp ứng của buồng trứng và tiền sử điều trị. Hiệu chuẩn, tức là khớp kết quả quan sát được so với dự đoán, cho kết quả rất tốt cả về xây dựng và xác nhận hiệu quả mô hình tiên lượng. Không những không ảnh hưởng đến CLBR, mô hình tiên lượng đã giúp tỷ lệ sinh đôi giảm từ 25,2% xuống 3,8%, kèm theo những cải thiện rõ rệt về kết quả chu sinh.
Như vậy, có thể thấy đây là mô hình tiên lượng thai đầu tiên được xây dựng, hiệu chuẩn và phân tích tác động thực tế ứng dụng thành công trên chuyển phôi ngày 2 giúp xác định chính xác khi nào nên chuyển đơn phôi hoặc 2 phôi, từ đó giúp đảm bảo tỷ lệ thai trong khi vẫn giảm tối đa nguy cơ đa thai cũng như giúp cải thiện các kết quả chu sinh.
Nguồn: Construction and validation of a prediction model to minimize twin rates at preserved high live birth rates after IVF.
Vaegter, Katarina Kebbon et al.
Reproductive BioMedicine Online, Volume 38 , Issue 1 , 22 – 29
https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2018.09.020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hoạt động của ty thể ở tế bào Cumulus có mối tương quan với chỉ số BMI của nữ giới trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 21-02-2019
Trẻ sinh ra từ phương pháp chuyển Spindle ở noãn giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến ty thể - Ngày đăng: 21-02-2019
Mối tương quan giữa hình dạng và khả năng làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 21-02-2019
Mối tương quan giữa BMI với số lượng tinh trùng - Ngày đăng: 21-02-2019
Chuyển phôi tươi ngày 5 phát triển chậm so với hoãn chuyển phôi tươi ngày 5 thành chuyển phôi trữ ngày 6 với phôi nở rộng hoàn toàn: phương pháp tiếp cận nào tối ưu hơn? - Ngày đăng: 18-02-2019
Hệ vi sinh ở tinh hoàn của nam giới vô tinh - bằng chứng đầu tiên về ảnh hưởng của sự thay đổi vi môi trường - Ngày đăng: 15-02-2019
Acid béo Omega-3 và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 11-02-2019
Mối tương quan của 2 phương pháp ICSI và IVF với tỉ lệ phôi khảm trong sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể bằng kỹ thuật NGS - Ngày đăng: 11-02-2019
Bóc u lạc nội mạc tử cung buồng trứng 2 bên: Giảm dự trữ buồng trứng liên quan đến phẫu thuật - Ngày đăng: 30-01-2019
Tác động của châm cứu lên chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 30-01-2019
Nên làm gì với các trường hợp nam giới có phân mảnh DNA tinh trùng? - Ngày đăng: 30-01-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK