Tin tức
on Wednesday 06-03-2019 1:51pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. CK1. Nguyễn Thái Hậu
Đơn nguyên sơ sinh – Bệnh viện Mỹ Đức
Theo kết quả một tổng quan y văn và phân tích tổng hợp gần đây được đăng trên tạp chí JAMA Pediatrics ngày 26 tháng 11, chúng ta không có lý do gì để trì hoãn việc chủng ngừa lao (BCG) cho trẻ sinh non và/hoặc nhẹ cân. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ việc tiêm chủng BCG trong vòng 7 ngày sau sinh ở trẻ sinh non ≥ 30 tuần hoặc nhẹ cân với cân nặng > 1.500 gram có lâm sàng ổn định.
Đơn nguyên sơ sinh – Bệnh viện Mỹ Đức
Theo kết quả một tổng quan y văn và phân tích tổng hợp gần đây được đăng trên tạp chí JAMA Pediatrics ngày 26 tháng 11, chúng ta không có lý do gì để trì hoãn việc chủng ngừa lao (BCG) cho trẻ sinh non và/hoặc nhẹ cân. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ việc tiêm chủng BCG trong vòng 7 ngày sau sinh ở trẻ sinh non ≥ 30 tuần hoặc nhẹ cân với cân nặng > 1.500 gram có lâm sàng ổn định.
BCG là vắc xin duy nhất được phê chuẩn để phòng ngừa bệnh lao (TB), vắc xin này thường được chủng ngừa sớm sau sinh cho trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, đối với khoảng 15 triệu trẻ sinh non và 20 triệu trẻ sơ sinh nhẹ cân mỗi năm, việc chủng ngừa thường bị trì hoãn do không chắc chắn về độ an toàn và khả năng sinh miễn dịch.
Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề trên, TS. Shiraz Badurdeen, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hoàng Gia, Victoria, Úc và các đồng nghiệp đã tiến hành một phân tích tổng hợp gồm 40 nghiên cứu, với dân số nghiên cứu bao gồm trẻ sơ sinh chào đời ở tuổi thai 26 đến 37 tuần và/hoặc cân nặng từ 0,69 kg đến 2,5 kg khi sinh. BCG được tiêm trong vòng 7 ngày sau sinh ở 10.568 trẻ sinh non và/hoặc nhẹ cân, có lâm sàng ổn định. Ở 4.310 trẻ sơ sinh, việc tiêm phòng bị trì hoãn và chỉ được thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong khoảng từ 8 ngày đến 12 tháng sau khi sinh.
Phân tích tổng hợp trên cho thấy trẻ sơ sinh khỏe mạnh được sinh ra ở tuổi thai > 30 tuần hoặc nặng > 1,5 kg không gia tăng nguy cơ phản ứng bất lợi hoặc tử vong sau tiêm BCG trong vòng 7 ngày sau sinh, so sánh với tiêm BCG ở những thời điểm sau đó. Các tác giả kết luận rằng không có sự khác biệt giữa tiêm BCG sớm và muộn trong việc hình thành sẹo (RR: 1,01; KTC 95%: 0,95 - 1,07), hay chuyển đổi kết quả xét nghiệm da tuberculin (TST) (RR: 0,97; KTC 95%: 0,84 - 1,13). Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào so sánh hiệu quả bảo vệ giữa chủng ngừa BCG sớm với chủng ngừa BCG muộn.
Các bác sĩ lâm sàng thường trì hoãn việc tiêm vắc xin BCG ở trẻ sơ sinh non hoặc nhẹ cân vì không chắc chắn về an toàn và khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ. Phân tích tổng hợp trên đã xem xét một cách có hệ thống tất cả các nghiên cứu có từ những năm 1950 đến thời điểm gần đây và chỉ ra rằng tiêm BCG trong vòng 7 ngày sau sinh ở trẻ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân thực sự an toàn. Tiêm vắc xin sớm cũng tạo ra phản ứng vắc xin tương tự với việc tiêm vắc xin chậm, nhưng hiện vẫn chưa có nhiều dữ liệu về khả năng tạo đáp ứng miễn dịch bảo vệ hoặc nguy cơ phát triển bệnh lao. Phân tích trên cũng đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho lời khuyên gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới về việc chủng ngừa BCG sớm ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh hoặc non tháng nhẹ cân.
(Nguồn: Medscape)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trẻ sơ sinh đủ tháng phải nhập khoa hồi sức sơ sinh ngoài dự tính: một chỉ tố cho chất lượng chăm sóc sản khoa? - Ngày đăng: 06-03-2019
Mối tương quan giữa động học hình thái và đặc điểm di truyền của phôi - Ngày đăng: 06-03-2019
Thời gian có một bé sinh sống khoẻ mạnh – Mục tiêu để cân nhắc các quyết định lâm sàng trong điều trị hiếm muộn: Đồng thuận Delphi - Ngày đăng: 06-03-2019
So sánh giữa đơn trị liệu Letrozole và kết hợp Letrozole với Clomiphene Citrate để gây phóng noãn ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 28-02-2019
Chi phí hiệu quả của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ chẩn đoán lệch bội (PGT-A) - Ngày đăng: 28-02-2019
Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình dự đoán giúp giảm thiểu tỷ lệ sinh đôi với tỷ lệ trẻ sinh sống cao vẫn được đảm bảo sau IVF - Ngày đăng: 28-02-2019
Hoạt động của ty thể ở tế bào Cumulus có mối tương quan với chỉ số BMI của nữ giới trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 21-02-2019
Trẻ sinh ra từ phương pháp chuyển Spindle ở noãn giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến ty thể - Ngày đăng: 21-02-2019
Mối tương quan giữa hình dạng và khả năng làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 21-02-2019
Mối tương quan giữa BMI với số lượng tinh trùng - Ngày đăng: 21-02-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK