Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 17-01-2020 10:09am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
Thai kỳ giai đoạn đầu chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các tác động của môi trường xung quanh. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc người mẹ tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường trước hoặc trong thời gian mang thai là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh mạch vành và nhiều bệnh mạn tính khác ở trẻ trong tương lai. Ước tính hiện có hơn 80.000 chất hóa học được đăng ký lưu hành tại Hoa Kỳ. Những chất hóa học này có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc. Từ không khí, đất, nước, sản phẩm tiêu dùng, thức ăn đến bụi bẩn trong nhà. Trong năm năm qua, Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM), Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế (FIGO) đã công bố các khuyến cáo nhằm giảm thiểu/ngăn chặn việc tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường. Các chứng cứ tập trung chủ yếu vào việc phòng tránh và hạn chế tối đa tiếp xúc với thủy ngân, chì, cadmium, thuốc trừ sâu, các chất làm rối loạn hệ nội tiết và ô nhiễm không khí trong thai kỳ. Dưới đây là bảng tóm tắt những ảnh hưởng của chúng, các câu hỏi trên lâm sàng giúp các bác sĩ đánh giá mức độ phơi nhiễm nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho người bệnh.

Chất hóa học Mối nguy hại cho sức khỏe Đánh giá phơi nhiễm Khuyến nghị
Thủy ngân · Độc tố cho hệ thần kinh
· Giảm chỉ số thông minh IQ
· Chậm phát triển ngôn ngữ và vận động
· Bạn có thường xuyên ăn cá không? Loại cá nào và bao nhiêu? Có phải cá đánh bắt tại địa phương không?
· Bạn có sử dụng sản phẩm cá nhân có chứa thủy ngân không?
· Công việc của bạn có tiếp xúc với thủy ngân không?
· Bạn có sử dụng nhiệt kế thủy ngân ở nhà không?
· Ăn cá 1-2 lần/ tuần, 170 gram/ khẩu phần ăn
· Tránh ăn thịt cá mập, cá kiếm, cá marlin, cá cam sống, cá thu, cá ngói, cá ngừ mắt to
· Khuyến khích ăn cá và hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp như tôm, cá minh thái, cá da trơn
· Theo dõi việc kiểm tra chất lượng nguồn nước tại địa phương
Chì · Độc tố thần kinh
· Tăng huyết áp thai kỳ
· Công việc của bạn có tiếp xúc với chì không?
· Nhà của bạn có được xây dựng trước năm 1978 không?
· Bạn có sử dụng đồ gốm để nấu ăn không?
· Bạn có tiếp xúc nhiều với đất, đất sét, bùn, gốm hoặc mảnh sơn vụn không?
· Tránh hít/nuốt phải đất, đất sét, bùn, gốm, mảnh sơn vụn
· Tránh những công việc có thể tiếp xúc với chì (xây dựng, chế tạo trang sức, công nghiệp pin)
· Tránh cải tạo nhà xây trước năm 1978
· Tránh sử dụng mỹ phẩm nhập lậu hoặc các phương thuốc gia truyền
· Cởi bỏ giày trước khi vào nhà
Cadmium · Biến đổi thượng di truyền bánh nhau
· Nhẹ cân, vòng đầu nhỏ
· Các vấn đề về cảm xúc ở trẻ trai
· Bạn có ăn nội tạng động vật không?
· Bạn có tiếp xúc với khói thuốc lá không?
· Bạn có làm việc ở hầm mỏ hay nhà máy sản xuất pin/nhựa không?
· Bạn có mua sản phẩm hữu cơ không?
· Tránh làm việc ở nhà máy sản xuất pin và đồ nhựa
· Tránh khói thuốc lá
·  Sử dụng các loại hạt organic và các loại củ (gạo, khoai tây, cà rốt, củ rau cần tây…)
·  Tránh ăn nội tạng động vật khi đang mang thai và cho con bú
 
 
Thuốc trừ sâu · Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, dị tật bẩm sinh
· Ung thư khởi phát sớm
· Giảm IQ
· Bạn có sử dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt côn trùng trong nhà/cho thú cưng không?
· Bạn có tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp không?
· Bạn có sử dụng các  sản phẩm hữu cơ không?
· Tránh sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng
· Rửa thực phẩm kỹ trước khi ăn
· Sử dụng thực phẩm organic
· Cởi bỏ giầy trước khi vào nhà
· Sử dụng găng tay bảo hộ khi làm nông nghiệp và rửa tay thường xuyên
Hóa chất làm rối loạn nội tiết Bisphenol A:
·         Béo phì
·         Giảm chất lượng buồng trứng
Phthalates:
· Sẩy thai, sinh non
· Cơ quan sinh dục gần hậu môn ở trẻ trai
· Bất thường tinh dịch
· Dậy thì sớm ở bé gái
· Lạc nội mạc tử cung
PBDEs:
· Sinh non, nhẹ cân và thai lưu
· Chậm phát triển thần kinh
· Bất thường tuyến giáp
 
Bisphenol A và Phthalates:
· Bạn có ăn/uống thực phẩm chứa trong lon, hộp nhựa, chai nhựa không?
· Bạn có sử dụng lò vi sóng với hộp thực phẩm bằng nhựa không?
· Bạn có dùng nước hoa không?
PBDEs:
· Bạn có mới mua rèm cửa, thảm và nội thất chống cháy không?
· Bạn có dọn dẹp bụi bặm trong phòng thường xuyên không?
· Bạn có cởi bỏ giày trước khi vào nhà hay không?
· Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ hộp
· Hạn chế sử dụng nhựa tái chế có mã #3 và #7 vì chúng có chứa EDCs
· Thay thế chai nhựa bằng chai thủy tinh hoặc chai kim loại
· Không dùng đồ nhựa trong lò vi sóng
· Tránh chạm vào biên lai thanh toán tiền
· Sử dụng nước giặt đồ, sản phẩm vệ sinh và đồ dùng cá nhân không mùi hương
· Sử dụng sản phẩm không có Phthalates, mua sơn móng tay không có “butyl phthalate”
· Tránh sử dụng nội thất mới, thảm hoặc rèm cửa trong khi mang thai vì có nguy cơ tiếp xúc PBDEs
Ô nhiễm không khí · Sẩy thai
· Nhẹ cân
· Sinh non, thai lưu
· Bạn có sống ở khu vực giao thông đông đúc?
· Khu vực bạn sống có cháy rừng không?
· Tránh các hoạt động ngoài trời khi không khí trở nên ô nhiễm
· Sử dụng máy lọc không khí HEPA để giảm phơi nhiễm với các chất độc hại trong môi trường


Nguyễn Thành Nam, Hồ Ngọc Anh Vũ - Bệnh viện Mỹ Đức
 
Ghi chú: PBDE = polybrominated diethyl ethers
Nguồn: Segal TR, Giudice LC. Before the beginning: environmental exposures and reproductive and obstetrical outcomes. Vol. 112, Fertility and Sterility. Elsevier Inc.; 2019. p. 613–21.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK