Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 26-12-2019 12:25pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
 
CVPH. Hồ Lan Trâm - IVFMD Tân Bình

Tỷ lệ thành công của phương pháp IUI hiện nay đang khá khác biệt, dao động từ 5% đến 66%. Ngoài các yếu tố từ nữ giới, các thông số tinh dịch đồ cũng cho thấy có sự liên quan đến việc thất bại IUI, tuy nhiên, các thông số này cũng không phản ánh toàn bộ chức năng tinh hoàn cũng như chất lượng tinh trùng do đó không thể sử dụng các thông số này để tiên lượng kết quả IUI. Hiện tại, một số nghiên cứu trên độ toàn vẹn DNA của tinh trùng đã cho thấy thông số này có giá trị tiên lượng âm đối với kết quả mang thai khi điều trị ART. Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong chẩn đoán vô sinh nam cũng như đánh giá hiệu quả mang thai. Trong các năm qua, một số nghiên cứu đã cho thấy chỉ số DFI cao tỷ lệ thuận với khả năng mang thai thấp sau khi thực hiện IUI, tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu báo cáo không có sự tương quan giữa hai chỉ số này. Giá trị tiên lượng của DFI đối với kết quả mang thai sau khi thực hiện IUI vẫn còn gây tranh cãi do cỡ mẫu không đủ cũng như một số yếu tố khác có thể dẫn đến kết quả trái ngược nhau giữa các nghiên cứu lâm sàng. Do đó, các tác giả nghiên cứu này đã thực hiện nghiên cứu phân tích tổng hợp nhằm xác định khả năng sử dụng DFI như một chỉ số tiên lượng cho kết quả mang thai sau IUI.

Các nghiên cứu từ các cơ sở dữ liệu gồm PUBMED, MEDLINE, EMBASE và WANFANG được tìm kiếm từ tháng 1 năm 2017. Các nghiên cứu thỏa các yếu tố sau sẽ được lựa chọn: (1) quần thể mục tiêu là các cặp vợ chồng đang được điều trị IUI; (2) mức độ phân mảnh DNA tinh trùng được đánh giá bởi phương pháp SCSA, SCD, TUNEL hoặc COMET; (3) kết quả mục tiêu là tỷ lệ mang thai, tỷ lệ thai diễn tiến hoặc sinh sống. Có tổng cộng 10 nghiên cứu thỏa tiêu chí và dữ liệu của chúng sẽ được đánh giá trong nghiên cứu này.

Dữ liệu tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy độ phân mảnh DNA tinh trùng cao có tương quan với tỷ lệ mang thai thấp (RR: 0,34, 95% CI: 0,22–0,52; P < 0,001) và tỷ lệ thành công thấp khi thực hiện IUI (RR 0.14, 95% CI:0.04–0.56, P < 0.001). Ngoài ra, không có dữ liệu về độ sai khác giữa các nghiên cứu.
Nghiên cứu này đã cho thấy sự tương quan giữa độ phân mảnh DNA tinh trùng với kết quả sinh sản của các cặp vợ chồng được điều trị IUI.

Nguồn: The association between sperm DNA fragmentation and reproductive outcomes following intrauterine insemination, a meta analysis. Chen Q et al. Reprod Toxicol. 2019 Jun;86:50-55. doi: 10.1016/j.reprotox.2019.03.004. Epub 2019 Mar 21.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK