Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 25-12-2019 12:20pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Lê Thị Thu Thảo_ IVFMD Tân Bình

Các số liệu gần đây cho thấy, tình trạng thừa cân hay béo phì đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu và có nhiều tác động tiêu cực. Tác động của nó biểu hiện trong suốt quá trình sinh sản, từ lúc dậy thì đến khi sinh sản. Những thai phụ béo phì thường gặp phải những biến chứng nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, sinh non, phải mổ lấy thai hay băng huyết sau sinh. Mặc dù mối tương quan giữa béo phì và hiếm muộn vẫn chưa được làm rõ, nhưng béo phì được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng sinh sản ở người. Một số nghiên cứu đưa ra rằng ở nhóm phụ nữ béo phì thường sẽ gia tăng việc sản xuất androgen từ buồng trứng. Nồng độ androgen cao dẫn đến cơ chế phản hồi âm lên “trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng” và có thể ảnh hưởng đến chất lượng noãn và phôi. Bài nghiên cứu của Friedler và cộng sự nhằm xác định mối tương quan giữa chỉ số BMI với tỉ lệ trẻ sinh sống ở các chu kỳ IVF/ICSI.

Đây là nghiên cứu hồi cứu với bệnh nhân được chia ra thành 4 nhóm dựa trên chỉ số BMI (kg/m2): nhóm I (cân nặng bình thường): <25 (943 chu kỳ); nhóm II (thừa cân): 25-30 (403 chu kỳ); nhóm III (béo phì): 30-35 (212 chu kỳ); nhóm IV (béo phì nặng): >35 (96 chu kỳ). Đáp ứng buồng trứng được so sánh bằng nồng độ estradiol và progesterone trung bình vào ngày tiêm hCG, số trứng chọc hút, tỉ lệ thụ tinh và số phôi chuyển.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI, tuổi trung bình và số chu kỳ thực hiện IVF/ICSI trước đó ở nhóm I thấp hơn nhóm II, III và IV có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm IV, độ dày của nội mạc tử cung thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm khác. Mặc dù tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm IV là thấp hơn so với những nhóm còn lại, tuy nhiên các chỉ số như tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm.

Như vậy theo nghiên cứu không có mối tương quan có ý nghĩa giữa chỉ số BMI và kết quả trẻ sinh sống ở chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, nhóm béo phì độ nặng cần được quan tâm.

Nguồn: Should high bmi be a reason for ivf treatment denial?. Gynecol Endocrinol. 2017 Nov;33(11):853-856. doi: 10.1080/09513590.2017.1327042.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK