Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-12-2019 12:11pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận

Tủ nuôi cấy truyền thống (SI) cùng với đánh giá phôi bằng hình thái buộc phải lấy phôi ra khỏi tủ nuôi cấy để đánh giá, điều này gây biến động điều kiện nuôi phôi như dao động nhiệt độ, độ ẩm, pH và ánh sáng, từ đó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi. Để giảm thiểu những tác động trên, hệ thống nuôi cấy kết hợp camera quan sát liên tục (TLM) có ưu điểm là cho phép kiểm tra đánh giá phôi mọi thời điểm mà không cần lấy phôi ra khỏi tủ cấy, nên theo dõi liên tục sự phát triển của phôi có thể quan sát được các bất thường trong phân chia. Tuy nhiên, một số câu hỏi đã được đặt ra liên quan đến sự an toàn của TLM đối với sự phát triển của phôi. Trong quá trình thu nhận hình ảnh, phôi được tiếp xúc với ánh sáng thường xuyên hơn so với khi nuôi trong SI, và sự hiện diện của các bộ phận chuyển động và từ trường bên trong TLM gần đĩa nuôi cấy có thể ảnh hưởng xấu đến phôi. TLM đã được chứng minh là không gây bất lợi cho động vật và con người trong thời gian ngắn, như Wong và cộng sự (2010) cho thấy phát triển của phôi đến giai đoạn phôi nang trong TLM phụ thuộc vào sự biểu hiện bộ gen phôi mà không bị ảnh hưởng bởi tủ cấy time - lapse. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lâu dài của tủ cấy time - lapse vẫn chưa được làm rõ. Các nghiên cứu trước đây kiểm tra sự an toàn của TLM cho thấy không có tác dụng xấu đối với sự phát triển của phôi và khuyến nghị sử dụng một cách an toàn trong thực hành lâm sàng.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng song song đã được đưa ra để so sánh các đặc tính nuôi cấy của phôi giai đoạn tiền làm tổ trong TLM so với SI ở điều kiện O2 thấp. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia theo độ tuổi: <=35 tuổi (n=221), 36-39 tuổi (n=124) và >=40 tuổi (n=86) được chọn ngẫu nhiên và nuôi cấy trong SI hoặc trong TLI. Bệnh nhân ở ba nhóm tuổi được phân phối giữa TLI và SI theo tỷ lệ 1: 1. Sự phát triển của phôi vào ngày 2, 3 và 5, và tỷ lệ làm tổ, thai lâm sàng đã được ghi nhận.
Kết quả cho thấy:
  • Tỷ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi ngày 2 và tỷ lệ thai lâm sàng tương tự nhau ở cả 2 nhóm
  • Tỷ lệ phôi phát triển đến giai đoạn 8 phôi bào (p = 0,016), phôi nang (p = 0,0022) và tỉ lệ làm tổ (p = 0,0022) ở nhóm nuôi TLI cao hơn đáng kể
  • Ở mỗi nhóm nuôi cấy TLI và SI thì tỉ lệ phôi ngày 2, 3, phôi nang giảm theo tuổi.
Một yếu tố quan trọng của điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là lựa chọn phôi có tiềm năng tốt để chuyển. Kỹ thuật nuôi cấy và lựa chọn phôi rất thiết yếu trong điều trị thành công hiệu quả và an toàn giảm nguy cơ đa thai. Nuôi cấy phôi tủ nuôi cấy kết hợp camera quan sát liên tục (TLM) giúp theo dõi liên tục sự phát triển của phôi, giám sát phôi an toàn trong tủ cấy, và còn cung cấp nhiều thông tin về phôi nhằm chọn phôi tiềm năng cho sử dụng nhằm gia tăng hiệu quả điều trị TTTON, nên được xem là vượt trội hơn so với hệ thống nuôi cấy truyền thống gián đoạn.

Nguồn: Embryo culture conditions are significantly improved during uninterrupted incubation: A randomized controlled trial, Reproductive Biology, 2017, http://dx.doi.org/10.1016/j.repbio.2017.12.003

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK