Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 16-12-2019 12:05pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS. Trần Thị Thu Vân - Bệnh viện Mỹ Đức
 
 
Đái tháo đường thai kì có liên quan chặt chẽ đến kết cục con to, trẻ nặng cân so với tuổi thai, thai dị tật, mổ lấy thai, tình trạng tăng đường huyết sơ sinh,… Tuy nhiên, một số thai phụ mặc dù đã được tầm soát và kiểm soát đường huyết tốt nhưng vẫn sinh con to. Do đó, một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Malaya, Malaysia cho rằng các chỉ số sinh hóa khác như nồng độ triglyceride máu mẹ có thể ảnh hưởng đến kết cục của thai nhi.

Đây là một nghiên cứu đoàn hệ quan sát tiến cứu được thực hiện trên 507 thai phụ tại bệnh viện đại học sản phụ khoa tại Malaysia từ năm 2014 đến năm 2017. Tiêu chuẩn chọn bệnh gồm những thai phụ có quốc tịch Malaysia từ 18 tuổi trở lên, đơn thai và có tuổi thai từ 14 đến 32 tuần. Những thai phụ có tình trạng tiền đái tháo đường hoặc có đái tháo đường từ trước; đa thai; có bệnh lý mạn tính; bất thường thai kì khác (ngoài đái tháo đường thai kì và tăng huyết áp thai kì) sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Có 507 thai phụ thỏa tiêu chuẩn trên, trong đó, 145 thai phụ đái tháo đường thai kì, 94 thai phụ có tình trạng béo phì và đường huyết bình thường, 268 thai phụ không có tình trạng béo phì. Tại thời điểm bắt đầu và vào lúc 36 tuần, thai phụ sẽ được xét nghiệm đường huyết, insulin, C-peptide, triglyceride,… vào lúc 0h và 2h sau test 75g OGTT. Sau sinh, trẻ sẽ được đo cân nặng và độ dày nếp gấp da.

Kết quả cho thấy rằng triglyceride đói > BPV 95 (3.6 mmol/L) tại thời điểm làm OGTT có mối liên quan độc lập với tình trạng nặng cân so với tuổi thai ([aOR] 10.82, 95% CI 1.26-93.37) sau khi đã hiệu chỉnh với đường huyết, BMI và sự nhạy cảm insulin của mẹ. Đường huyết đói có mối liên quan độc lập với cân nặng thai > BPV 90 (aOR 2.06 95% CI 1.17-3.64) nhưng không liên quan đến tình trạng nặng cân so với tuổi thai ở nhóm đã được kiểm soát đường huyết và có HbA1c 5.27%. Có 45% các bà mẹ có BMI < 23kg/m2 và 61% có BMI ≤ 25kg/m2, nhưng tăng > 10kg trong thai kì sẽ tăng nguy cơ con to lên 4.25 lần.

Tóm lại, nồng độ mỡ máu mẹ và sự tăng cân > 10 kg trong thai kì có những ảnh hưởng không tốt đến tình trạng béo phì của trẻ ở người Châu Á, và mối liên quan này độc lập với tình trạng đường huyết, sự nhạy cảm insulin và BMI. Những kết quả này có thể làm thay đổi các chiến lược nhắm đích quan trọng về chuyển hóa trong thai kì.

Nguồn: Samsuddin, S. et al. Maternal lipids are associated with newborn adiposity independent of GDM status, obesity and insulin resistance: a prospective observational cohort study. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology (2019) doi:10.1111/1471-0528.16031.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK