Tin tức
on Tuesday 10-12-2019 4:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ngày nay, nhiều nghiên cứu chứng minh tầm quan trọng của việc chẩn đoán sự phân mảnh DNA tinh trùng và công nhận đây là một trong những cách để đánh giá chức năng của tinh trùng từ đó đưa ra các dự đoán về khả năng sinh sản của nam giới. Phần lớn các nghiên cứu về sự phân mảnh DNA tinh trùng đều tập trung vào các cặp vợ chồng đang điều trị IVF/ICSI. Trong khi đó, nhiều nghi vấn về mối quan hệ giữa sự phân mảnh DNA của tinh trùng và IUI vẫn còn tồn tại. Vì vậy, Sugihara và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống các tài liệu, nhằm xác định ngưỡng giá trị của phân mảnh DNA tinh trùng trong dự đoán kết quả mang thai lâm sàng ở các cặp vợ chồng thực hiện IUI.
Dữ liệu có liên quan được thu thập đến tháng 3 năm 2018 để nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phân mảnh DNA của tinh trùng và kết quả thai lâm sàng sau khi thực hiện IUI. Sự phân mảnh DNA tinh trùng có thể được đo bằng các phương pháp SCSA, TUNEL, SCD hoặc COMET.
Nhóm tác giả thu thập được 433 nghiên cứu trong đó nhóm tác giả sử dụng 9 nghiên cứu phân tích định tính và 4 nghiên cứu phân tích tổng hợp, chiếm 940 chu kỳ IUI. Kết quả cho thấy, phân mảnh DNA tinh trùng ít ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng sau IUI với RR= 3,15 (95% CI: 1,46 - 6,79; I2 = 13,1%) và độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng 94% (95% CI: 0,88; 0,97) và 19% (95% CI: 0,14; 0,26).
Như vậy, nghiên cứu này đã chứng minh, xét nghiệm đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng gặp phải hạn chế trong việc nhận diện nhóm bệnh nhân được hưởng lợi từ xét nghiệm, cụ thể như dự đoán được kết quả IUI hoặc tư vấn để không chỉ định IUI như là lựa chọn điều trị đầu tiên trong hỗ trợ sinh sản. Nghiên cứu này đã đưa ra thêm nhiều câu hỏi cần được trả lời. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể khám phá các vấn đề như xác định các giá trị ngưỡng của phân mảnh DNA tinh trùng, từ đó đưa ra dự đoán về kết quả mang thai tự nhiên và mang thai sau IUI, cũng như đánh giá sự khác biệt về phân mảnh DNA tinh trùng trước và sau khi lọc rửa.
CVPH. Hồ Thị Mỹ Trang – IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Sugihara, Alessa, et al. "The role of sperm DNA fragmentation testing in predicting intra-uterine insemination outcome: a systematic review and meta-analysis." European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology (2019).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá sức khỏe của trẻ sơ sinh sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm - chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 05-12-2019
Ảnh hưởng của phương pháp PGT đến mẹ và trẻ sơ sinh sau khi sinh thiết lá nuôi phôi - Ngày đăng: 05-12-2019
Tiềm năng của phôi ngày 3 phân chia nhanh - Ngày đăng: 05-12-2019
Sự biểu hiện gen PGR và PTX3 của các tế bào cumulus ở những phụ nữ bị béo phì và có cân nặng bình thường sau khi kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 05-12-2019
Tiềm năng của việc bổ sung các cytokine vào môi trường nuôi cấy phôi người in vitro: kết quả của một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 05-12-2019
Mối liên quan giữa sự sinh sản, methyl hóa DNA và tuổi sinh học - Ngày đăng: 05-12-2019
Mối liên hệ giữa thông số động học phôi tiền làm tổ và nhiễm sắc thể giới tính của phôi người - Ngày đăng: 05-12-2019
Dụng cụ đông lạnh mới cho số lượng giới hạn tinh trùng người - Ngày đăng: 05-12-2019
Liệu IVM rescue (rIVM) noãn giai đoạn túi mầm có ảnh hưởng xấu đến động học phát triển của phôi? - Ngày đăng: 05-12-2019
Nồng độ thủy ngân và lượng tiêu thụ loại cá ăn thịt liên quan đến chất lượng tinh dịch thấp - Ngày đăng: 05-12-2019
Procyanidine và độ di động tiến tới của tinh trùng - Ngày đăng: 05-12-2019
Hình dạng phồng đuôi đặc trưng là một yếu tố dự đoán phân mảnh dna trong tinh trùng người - Ngày đăng: 03-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK