Tin tức
on Thursday 05-12-2019 2:08pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH Phan Thị Ngân Phúc – IVF Vạn Hạnh
Để đáp ứng nhu cầu của thai nhi đang phát triển, một phụ nữ trải qua nhiều tổn hại khác nhau, bao gồm thay đổi sinh lý đối với các chức năng nội tiết, tim mạch, miễn dịch và trao đổi chất, cũng như sự gia tăng lâu dài của stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể làm giảm hệ thống duy trì soma, do đó đẩy nhanh quá trình lão hóa và lão hóa sinh học. Các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa sinh sản và rút ngắn telomere theo nghiên cứu của Kresovich và cộng sự, và Ryan và cộng sự (2018).
Đồng hồ biểu sinh (epigenetic clock) là một loại công cụ ước tính tuổi sinh học mới có thể nhạy hơn telomere trong việc định lượng ảnh hưởng của sinh sản đến tuổi sinh học. Đến nay, ba đồng hồ biểu sinh đã được phát triển. Đồng hồ Hannum và Horvath đã được phát triển bằng cách sử dụng methyl hóa DNA để dự đoán tuổi theo thời gian (Hannum et al., 2013; Horvath, 2013). Đồng hồ thứ ba, bởi Levine và cộng sự (2018), khác với đồng hồ Hannum và Horvath, thay vì được thiết kế để dự đoán tuổi thời gian (chronological age), nó được thiết kế để dự đoán ‘PhenoAge’ (một công cụ ước tính tuổi sinh học dựa trên sự kết hợp giữa tuổi theo thời gian và các thông số máu được lựa chọn liên quan đến viêm, chuyển hóa và chức năng miễn dịch). Ngoài ra, có một số bằng chứng cho thấy phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai có sự methyl hóa bạch cầu khác biệt, thường là methyl hóa thấp hơn. Những thay đổi methyl hóa này có thể ổn định trong khi mang thai và trở về mức trước khi mang thai sau khi sinh. Tuy nhiên, một số thay đổi có thể là lâu dài; phụ nữ đã sinh và phụ nữ có tuổi sớm hơn khi mới sinh được báo cáo là có methyl hóa DNA toàn bộ cao hơn ở tuổi trưởng thành. Việc sinh sản có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình methyl hóa các gen cụ thể hay không vẫn chưa được biết.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định liệu lịch sử sinh sản có liên quan đến tuổi sinh học hay không. Sử dụng một cách tiếp cận biểu sinh (epigenome-wide), nhóm tác giả cũng khám phá mối liên hệ rộng hơn giữa sinh sản và methyl hóa DNA.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 2356 phụ nữ da trắng không phải gốc Tây Ban Nha (tuổi 35 – 74) đăng ký vào nghiên cứu ‘Sister Study cohort’. Dữ liệu về lịch sử sinh sản đã được xác định thông qua bảng câu hỏi. Trong số 2356 phụ nữ, 1897 (81%) báo cáo ít nhất một trẻ sinh sống. Trong số những phụ nữ đã sinh con, 487 (26%) phụ nữ cho biết đã từng gặp biến chứng thai kỳ. Ba đồng hồ biểu sinh (tức là Hannum, Horvath và Levine) và methyl hóa toàn bộ bộ gen được đo trong DNA từ máu toàn phần bằng Illumina’s HumanMethylation450 BeadChip. Ước tính giá trị β-values (giá trị phần trăm tỉ lệ riêng lẻ vị trí không được methyl hóa và methyl hóa tại locus nhất định) và 95% CI sử dụng hồi quy tuyến tính.
Kết quả cho thấy tất cả ba đồng hồ biểu sinh cho thấy mối liên hệ yếu giữa số lần sinh và tuổi biểu sinh (trên trẻ sinh sống; Hannum: β = 0,16, 95% CI = 0,02, 0,29, P = 0,03; Horvath: β = 0,12, 95% CI = -0,04, 0,27, P = 0,14; Levine: β = 0,27, CI 95% = 0,08, 0,45, P = 0,01); tuy nhiên, điều chỉnh bổ sung với BMI hiện tại làm suy yếu các sự liên quan. Trong số những phụ nữ đã sinh, tiền sử dung nạp glucose bất thường khi mang thai có liên quan đến tăng tuổi biểu sinh bằng đồng hồ Hannum (β = 0,96; 95% CI = 0,10, 1,81; P = 0,03) và đồng hồ Levine (= 1,69; 95% CI = 0,54, 2,84; P <0,01). Trong phân tích epigenome-wide, tăng số lần sinh con có liên quan đến sự khác biệt methyl hóa ở vị trí CpG 17 (Bonferroni đã sửa P 1.0 × 10-7).
Nhóm tác giả đã tìm thấy bằng chứng rằng lịch sử sinh sản có liên quan đến sự khác biệt trong quá trình methyl hóa DNA máu hàng nhiều thập kỷ sau khi sinh con. Tác giả cũng thấy rằng việc làm nhanh thêm tuổi cũng tăng nhẹ đối với những phụ nữ có số lần sinh trẻ sinh sống nhiều hơn và cao hơn ở những phụ nữ có khả năng dung nạp glucose bất thường trong thai kỳ. Những phát hiện này cho thấy lịch sử sinh sản của người phụ nữ có liên quan đến những thay đổi biểu sinh kéo dài có thể liên quan đến sức khỏe trong tương lai.
Nguồn: Reproduction, DNA methylation and biological age, Jacob K Kresovich, Quaker E Harmon, Zongli Xu, Hazel B Nichols, Dale P Sandler, Jack A Taylor, Human Reproduction, Volume 34, Issue 10, October 2019, Pages 1965–1973, https://doi.org/10.1093/humrep/dez149
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối liên hệ giữa thông số động học phôi tiền làm tổ và nhiễm sắc thể giới tính của phôi người - Ngày đăng: 05-12-2019
Dụng cụ đông lạnh mới cho số lượng giới hạn tinh trùng người - Ngày đăng: 05-12-2019
Liệu IVM rescue (rIVM) noãn giai đoạn túi mầm có ảnh hưởng xấu đến động học phát triển của phôi? - Ngày đăng: 05-12-2019
Nồng độ thủy ngân và lượng tiêu thụ loại cá ăn thịt liên quan đến chất lượng tinh dịch thấp - Ngày đăng: 05-12-2019
Procyanidine và độ di động tiến tới của tinh trùng - Ngày đăng: 05-12-2019
Hình dạng phồng đuôi đặc trưng là một yếu tố dự đoán phân mảnh dna trong tinh trùng người - Ngày đăng: 03-12-2019
Khi chỉ có một phôi khả dụng thì nên chuyển phôi vào ngày 3 hay tiếp tục nuôi cấy? - Ngày đăng: 03-12-2019
Mối liên hệ giữa bộ gen ty thể, sự phân mảnh dna và độ di động của tinh trùng - Ngày đăng: 03-12-2019
Liệu AH có ảnh hưởng đến kết cục điều trị IVF? - Ngày đăng: 03-12-2019
Lão hoá và mối tương quan với chất lượng tinh trùng ở nam giới - Ngày đăng: 03-12-2019
Dự đoán sinh non trên thai kỳ song thai bằng chỉ số độ chắc cổ tử cung - Ngày đăng: 03-12-2019
Mối tương quan giữa đột biến gen PADI6 và phân chia bất thường ở phôi ngưng phát triển - Ngày đăng: 03-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK