Tin tức
on Thursday 05-12-2019 1:40pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Stress oxy hóa (OS) liên quan đến sự thụ tinh kém, sự phát triển của phôi, sẩy thai, dị tật bẩm sinh và ung thư ở trẻ em. Nguyên nhân gây ra OS là do sự mất cân bằng giữa cơ chế chống oxy hóa và sản xuất ROS, dẫn đến nồng độ ROS cao hơn mức cho phép. ROS có thể gây phân mảnh DNA của tinh trùng và liên quan đến sự bất thường chức năng tinh trùng. Bên cạnh đó, chỉ số phân mảnh DNA cao (DFI) được quan sát thấy sau khi ủ tinh trùng trong tủ cấy và đông lạnh. DFI tinh trùng cao không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến mật độ, độ di động và hình dạng tinh trùng mà còn làm giảm tỷ lệ phôi chất lượng tốt và giảm tỷ lệ thai lâm sàng. Một số nghiên cứu về tinh dịch và khả năng thụ tinh của tinh trùng đã cho thấy tác dụng có lợi của chất chống oxy hóa đối với OS. Procyanidine là một chất chống oxy hóa tự nhiên, hiệu quả hơn so với vitamin C và E, với nhiều ứng dụng trong ngành thực phẩm, nông nghiệp, dược phẩm và mỹ phẩm. Do đó, Hatem A. Awaga và cộng sự tiến hành nghiên cứu để đánh giá việc bổ sung Procyanidine vào tinh dịch có ảnh hưởng có lợi đến tinh trùng trong quá trình ủ trong tủ cấy và trong quá trình đông lạnh hay không.
Mẫu tinh dịch của 25 nam giới vô sinh, hiếm muộn được chia thành hai phần: một phần bổ sung Procyanidine và một phần không bổ sung Procyanidine. Phần thứ nhất được thêm Procyanidine 20 uM (được pha loãng trong dung dịch muối đệm Phosphate (PBS)), trong khi phần thứ hai chỉ có PBS. Sau 3 giờ, các thông số tinh dịch, ROS tinh dịch và DFI tinh trùng được đánh giá trong cả hai phần. Thời gian ủ 3 giờ này được chọn để phù hợp với thời gian cần thiết sau khi lấy noãn để tăng sự trưởng thành noãn, sự thụ tinh và chất lượng phôi. Sau đó, tất cả các mẫu được đông lạnh trong hai tháng. Đánh giá chất lượng tinh dịch, ROS tinh dịch và DFI được thực hiện trong các mẫu rã đông. Chất lượng tinh dịch được đánh giá theo tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 2010). DFI của tinh trùng được đánh giá bằng phương pháp TUNEL và nồng độ ROS trong tinh dịch được đánh giá bằng cách sử dụng bộ Oxisperm.
Kết quả cho thấy, sau 3 giờ ủ, việc bổ sung Procyanidine vào tinh dịch dẫn đến giảm phần trăm di động tiến tới ít hơn [−4 (31: +6) so với −6 (−31: +5), p <0,001] và giảm phần trăm tổng di động ít hơn [- 5 (−29: +3) so với −9 (32: +2), p <0,001] so với không bổ sung Procyanidine. Hình dạng tinh trùng chỉ giảm trong nhóm không bổ sung Procyanidine sau 3 giờ ủ [2 (0: +6) so với 1 (0: +4), p = 0,009]. Không thấy sự thay đổi ở nồng độ ROS tinh dịch sau 3 giờ. Sau khi rã đông các mẫu tinh dịch, phần trăm di động tiến tới và tổng di động giảm tương đương ở 2 nhóm (p < 0.001). Bên cạnh đó, DFI tinh trùng có sự gia tăng lớn trong nhóm không bổ sung Procyanidine so với nhóm bổ sung Procyanidine [9 (7: +27) so với 3 (3: +18), p = 0,005].
Nghiên cứu hiện tại lần đầu tiên đã chứng minh rằng việc bổ sung Procyanidine vào tinh dịch của những người đàn ông vô sinh, hiếm muộn có tác dụng duy trì độ di động tiến tới trong quá trình xử lý và 3 giờ ủ cũng như DFI trong quá trình bảo quản lạnh. Do đó, Procyanidine có thể được sử dụng như một nhân tố để cải thiện thông số tinh dịch trong các kỹ thuật chuẩn bị tinh trùng cho các quy trình hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu hiện tại chỉ có giá trị đối với nồng độ của Procyanidine được bổ sung và trong thời gian ủ trong tủ cấy được kiểm tra. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa với số lượng lớn bệnh nhân để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ Procyanidine khác nhau trong các khoảng thời gian ủ khác nhau. Nếu tác dụng có lợi của việc bổ sung Procyanidine lên khả năng di động và DFI của tinh trùng được xác nhận, điều này có thể cải thiện quá trình chuẩn bị tinh trùng trong các chu kỳ IUI hoặc IVF/ICSI, cũng như đông lạnh tinh trùng.
Nguồn: Hatem A. Awaga (2019), Addition of procyanidine to semen preserves progressive sperm motility up to three hours of incubation, Reproductive Biology. https://doi.org/10.1016/j.repbio.2019.07.001.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hình dạng phồng đuôi đặc trưng là một yếu tố dự đoán phân mảnh dna trong tinh trùng người - Ngày đăng: 03-12-2019
Khi chỉ có một phôi khả dụng thì nên chuyển phôi vào ngày 3 hay tiếp tục nuôi cấy? - Ngày đăng: 03-12-2019
Mối liên hệ giữa bộ gen ty thể, sự phân mảnh dna và độ di động của tinh trùng - Ngày đăng: 03-12-2019
Liệu AH có ảnh hưởng đến kết cục điều trị IVF? - Ngày đăng: 03-12-2019
Lão hoá và mối tương quan với chất lượng tinh trùng ở nam giới - Ngày đăng: 03-12-2019
Dự đoán sinh non trên thai kỳ song thai bằng chỉ số độ chắc cổ tử cung - Ngày đăng: 03-12-2019
Mối tương quan giữa đột biến gen PADI6 và phân chia bất thường ở phôi ngưng phát triển - Ngày đăng: 03-12-2019
Mối tương quan giữa quá trình giải nén nhân tinh trùng với tỉ lệ và chất lượng phôi phân chia - Ngày đăng: 03-12-2019
Lựa chọn phôi không xâm lấn: phân tích động học phát triển của tiền nhân đực và cái để dự đoán chất lượng phôi và tiềm năng sinh sống - Ngày đăng: 03-12-2019
Hiệu quả ức chế đỉnh LH sớm của GnRH antagonist so với Progestin ở nhóm bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng: một nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 03-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK