Tin tức
on Thursday 28-11-2019 2:01pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Phôi được nuôi cấy rất nhạy cảm với các yếu tố liên quan đến nhiệt độ, pH, nồng độ CO2 và ánh sáng. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra và đánh giá đòi hỏi phôi cần được đưa khỏi buồng nuôi cấy, dẫn đến việc phôi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ, không khí và ánh sáng bên ngoài. Do đó, hệ thống nuôi cấy phôi khép kín (Closed embryo culture system - CCS) được sử dụng nhằm duy trì điều kiện tối ưu cho sự phát triển của phôi. Satoshi Ueno và cộng sự đã tiến hành so sánh sự phát triển phôi đến giai đoạn phôi nang và kết quả lâm sàng sau trữ - rã và chuyển đơn phôi (Single Vitrified-warmed Blastocyst Transfer - SVBT) giữa hệ thống nuôi cấy phôi khép kín (Closed embryo Culture System - CCS) và hệ thống nuôi cấy phôi tiêu chuẩn (Standard embryo culture system - STS).
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu từ tháng 5-2017 đến tháng 10-2018 trên 1402 bệnh nhân, 2420 noãn sau ICSI được nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang và được chia thành 2 nhóm: nhóm hệ thống nuôi cấy phôi khép kín (Closed embryo culture system - CCS) sử dụng EmbryoScope+, Vitrolife, Sweden và nhóm hệ thống nuôi cấy phôi tiêu chuẩn (standard embryo culture system - STS) sử dụng EZculture, ASTEC, Japan. Tất cả các phôi được nuôi cấy ở 37°C, nồng độ CO2 là 5% và O2 5%.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ hình thành phôi nang giữa các nhóm CCS và STS (69,5% và 68,6%, p=0,68). Tuy nhiên, tỉ lệ phôi nang hữu dụng ở nhóm CCS cao hơn nhóm STS, tương ứng 59,5% so với 54,1%, p <0,05. Tỉ lệ thai diễn tiến trên mỗi chu kì SVBT cao hơn đáng kể trong nhóm CCS so với nhóm STS (41,4% so với 34,4%, p <0,05). Đánh giá phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy loại hệ thống nuôi cấy phôi (CCS, STS aORs: 1.41, 95% CI: 1.04–1.91) có liên quan đáng kể với thai diễn tiến sau SVBT.
Như vậy, nghiên cứu cho thấy so với STS, CCS có thể cải thiện tỷ lệ phôi nang hữu dụng cùng với tỷ lệ thai diễn tiến sau trữ - rã và chuyển đơn phôi.
Nguồn: Satoshi Ueno và cs., (2019). Closed embryo culture system improved embryological and clinical outcome for single vitrifified-warmed blastocyst transfer: A single-center large cohort study, Reproductive Biology. DOI: 10.1016/j.repbio.2019.03.004
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hình thái, độ phân mảnh DNA và khả năng liên kết với Hyaluronic acid của tinh trùng sau lọc rửa ở các môi trường thương mại khác nhau - Ngày đăng: 28-11-2019
Phân mảnh DNA tinh trùng không liên quan đến sự bất thường phôi và kết quả lâm sàng trong điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-11-2019
Tác động của Bisphenol A (BPA) đến khả năng sinh sản, hệ thống sinh sản và sự phát triển - Ngày đăng: 26-11-2019
Sự biến thiên nồng độ Progesterone vào ngày trưởng thành noãn trong chu kỳ IVF/ICSI ở những thời điểm khác nhau trong cùng một ngày - Ngày đăng: 26-11-2019
Bỏ cuộc trên hành trình điều trị hiếm muộn: vấn đề đáng quan tâm - Ngày đăng: 26-11-2019
Chẩn đoán nhau cài răng lược bằng đầu dò tần số cao và hình ảnh tăng sinh vi mạch - Ngày đăng: 28-11-2019
Hình ảnh thoi vô sắc có liên quan đến khả năng nguyên bội của phôi nang - Ngày đăng: 28-11-2019
Theo dõi nhau bám thấp ở tam cá nguyệt hai thai kỳ - Ngày đăng: 28-11-2019
Sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn ở bệnh nhân phân mảnh DNA tinh trùng cao, từng thất bại ở chu kì ICSI với tinh trùng từ tinh dịch - Ngày đăng: 25-11-2019
Chất lượng noãn ở những bệnh nhân vô sinh do lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 25-11-2019
Chế độ sinh hoạt sau khi chuyển phôi - Ngày đăng: 27-11-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK