Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 26-11-2019 3:40pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS Lê Long Hồ - IVFMD – Bệnh viện Mỹ Đức

Các bằng chứng trước đây cho thấy tăng sớm progesterone trên 1.5 ng/ml ở cuối pha nang noãn trong chu kỳ kích thích buồng trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai. Nồng độ progesterone vào ngày trưởng thành noãn là thông số quan trọng quyết định bệnh nhân được chuyển phôi tươi hay phải trữ phôi. Progesterone hiện diện chủ yếu ở pha hoàng thể và thường bắt đầu tăng nhẹ trước đỉnh LH. Trong chu kỳ tự nhiên, nồng độ progesterone giảm nhanh vào ban ngày và bắt đầu tăng lại vào sáng sớm. Tuy nhiên, thiếu các nghiên cứu về sự biến thiên nồng độ progesterone theo thời gian ở ngày trưởng thành noãn trong chu kỳ kích thích buồng trứng.

Upma Shanker và cộng sự thực hiện một nghiên cứu khảo sát sự biến thiên nồng độ progesterone vào ngày trưởng thành noãn ở 30 bệnh nhân điều trị thụ tinh ống nghiệm. Vào ngày trưởng thành noãn, bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm nồng độ progesterone vào 4 thời điểm: 8 giờ, 11 giờ, 14 giờ và 17 giờ trước khi bắt đầu tiêm thuốc trưởng thành noãn và mỗi lần lấy 10ml máu.
Về đặc điểm dân số, tuổi trung bình là 32.9  4.5, BMI trung bình là 26.7  4.3 kg/m2, AMH trung bình là 3.1  1.9 ng/ml và AFC trung bình là 18.2  8.8. Nguyên nhân vô sinh do nam giới chiếm 50%. Số ngày kích thích buồng trứng trung bình là 11.3  1.6, số noãn chọc hút được là 15.1  6.9, số noãn trưởng thành là 10.7  4.9.

Nồng độ progesterone cao nhất vào buổi sáng và giảm dần về chiều. Thứ tự nồng độ progesterone lúc 8 giờ, 11 giờ, 14 giờ và 17 giờ là 1 ng/ml, 0.8 ng/ml, 0.7 ng/ml và 0.6 ng/ml với hệ số biến thiên lần lượt là 44.7, 43.8, 43 và 50.1. Nồng độ progesterone giảm 37.8% lúc 17 giờ so với lúc 8 giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Có sự tương quan cao có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ progesterone lúc 8 giờ với AMH, AFC và số nang vào ngày tiêm trưởng thành noãn (p<0.001), tuy nhiên không có sự tương quan với nồng độ progesterone lúc 17 giờ. Nồng độ progesterone lúc 8 giờ và 17 giờ không có sự tương quan với BMI, tuổi, số ngày kích thích buồng trứng và liều FSH.

Enzyme CYP17 giúp chuyển hoá progesterone thành androgen và estrogen. Tuy nhiên, hoạt động chuyển hoá giảm ở cuối pha nang noãn và dẫn đến tăng progesterone sớm. Cơ chế trên giúp lý giải sự giảm nồng độ progesterone từ sáng đến chiều và việc tăng liều FSH có thể làm quá tải hoạt động của CYP17.

Nghiên cứu đưa ra hai kết luận quan trọng: (1) nồng độ progesterone giảm từ sáng đến chiều vào ngày trưởng thành noãn, đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của việc xét nghiệm progesterone để quyết định nên chuyển phôi tươi hay trữ phôi; (2) kết quả ủng hộ giả thuyết: tăng liều FSH để kích thích buồng trứng có thể là nguyên nhân gây tăng progesterone sớm và giảm liều FSH có thể là giải pháp giúp hạn chế tăng sớm progesterone.

Nguồn: Shanker, U. P., Lawrenz, B., Bungum, L. J., Depret Bixio, L., Ruiz, F., Coughlan, C., & Mousavi Fatemi, H. (2019). Significant Serum Progesterone Variations on the day of final oocyte maturation in stimulated IVF cycles Running Title: Progesterone on day of trigger. Frontiers in Endocrinology, 10, 806.


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK