Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 22-11-2019 10:20am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS.Lê Tiểu My


Siêu âm giai đoạn thai 11-13 tuần ngoài mục tiêu tầm soát bất thường nhiễm sắc thể còn có thể chẩn đoán một số dị tật nặng, đánh giá đa thai. Một nghiên cứu lớn vừa công bố kết quả trên tạp chí ISUOG còn cho thấy, siêu âm giai đoạn này có thể góp phần dự đoán kết cục ở các nhóm thai kỳ song thai.

Nghiên cứu phân tích dữ liệu của tất cả các thai kỳ song thai từ 2002 đến 2019 khi khám thai thường quy và đánh giá vai trò của sự bất tương xứng chiều dài đầu mông (CRL) của các nhóm song thai hai nhau hai ối (dichorionic), một nhau hai ối (MCDA), một nhau một ối (MCMA) trong dự đoán các kết cục: thai lưu < 20 tuần, < 24 tuần, tử vong chu sinh ≥ 24 tuần, sinh non trước 32 tuần, 37 tuần, thai nhỏ so với tuổi thai (SGA) và bất tương xứng cân nặng giữa hai thai.

Phân tích trong nhóm dân số nghiên cứu trên tổng số 6.225 trường hợp song thai có 4.896 (78,7%) DC, 1.274 (20,4%) MCDA và 55 (0,9%) MCMA.

Bất tương xứng CRL trung bình trong các nhóm song thai: nhóm DC (3.2, IQR 1.4 - 5.8) thấp hơn so với MCDA (3.6, IQR 1.6 - 6.2; P = 0.0008), nhưng không khác biệt đáng kể so với song thai MCMA (2.9, IQR 1,2 - 5,1; P = 0,269).
Phân tích sự chênh lệch CRL nhóm song thai DC với song thai không bị SGA khi sinh ở tuổi thai ≥37 tuần: CRL chênh lệch đáng kể ở hai nhóm song thai DC và MCDA chết lưu ở thai <20 và <24 tuần, tử vong chu sinh ở tuần ≥24, sinh non ở <32 và <37 tuần, sinh ít nhất một trẻ sơ sinh SGA và cân nặng khi sinh ≥20% và ≥25% và trong thai kỳ MCDA có can thiệp laser.

Giá trị dự đoán của chênh lệch CRL về các kết cục bất lợi là kém với các diện tích dưới đường cong ROC dao động trong khoảng từ 0,533 đến 0,624. Tuy nhiên, ở cả hai nhóm song thai DC và MCDA có sự chênh lệch CRL lớn có nguy cơ thai lưu cao.
Trong các trường hợp song thai DC, tỷ lệ thai lưu dưới 20 tuần thai là 1,3%, trong phân nhóm có sự chênh lệch CRL là ≥15% (chiếm khoảng 1,9%), tỷ lệ này tăng lên 5,3%.

Song thai MCDA, tỷ lệ thai lưu hoặc can thiệp laser khoảng 11%, nhưng phân tích phân nhóm với tỷ lệ chênh lệch ≥10%, ≥15%, ≥20%, nguy cơ này tăng lần lượt tương ứng 32%, 49% và 70%.
Nhóm song thai MCMA không có chênh lệch CRL và không có bất kỳ kết cục bất lợi nào do chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong dân số nghiên cứu.

Theo kết luận của nhóm nghiên cứu, trong cả hai trường hợp song thai DC và MCDA, sự chênh lệch CRL tăng có liên quan đến nguy cơ tử vong thai nhi <20 tuần và <24 tuần, tử vong chu sinh ở ≥24 tuần, sinh non ở <37 và <32 tuần, sinh ít nhất một bé bị SGA và chênh lệch cân nặng khi sinh ≥20% và ≥25%, nhưng giá trị của chênh lệch CRL sử dụng làm test sàng lọc các kết cục bất lợi cho hiệu quả rất kém. Tuy nhiên, trong nhóm song thai DC, tỷ lệ chênh lệch CRL 15% có liên quan đến tăng nguy cơ thai lưu <20 tuần và trong song thai MCDA, tỷ lệ chênh lệch CRL là ≥10%. Ngoài ra, chênh lệch CRL 15% và ≥20% liên quan đến nguy cơ thai lưu hoặc can thiệp laser nội soi rất cao ở <20 tuần. Thông tin từ kết quả này rất hữu ích trong việc tư vấn cho thai phụ, hỗ trợ xác định thời điểm đánh giá lại và lên kế hoạch can thiệp.
 
Lược dịch từ: Intertwin discordance in fetal size at 11–13 weeks’ gestation and pregnancy outcome – ISUOG  11 November 2019 - https://doi.org/10.1002/uog.21923

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK