Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 15-11-2019 10:17am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Phạm Hoàng Huy - IVFMD Phú Nhuận.

Kích thích buồng trứng có kiểm soát là chìa khoá quan trọng của TTTON, theo đó, là sự thay đổi sinh lý của chu kì đơn nang tự nhiên thành chu kì đa nang trong điều trị. Sự thay đổi này đặt ra câu hỏi cần bao nhiêu noãn để tối đa hóa tỉ lệ sinh sống (LBR) mà không làm gia tăng biến chứng sản khoa và sơ sinh. Trong những năm gần đây, điều trị IVF bằng chiến lược trữ phôi toàn bộ đang trở thành xu thế. Chiến lược này giúp tránh những ảnh hưởng xấu có thể có của kích thích buồng trứng đối với nội mạc tử cung; đồng thời có thể chuyển phôi vào môi trường “sinh lý hơn”. Liệu rằng có mối tương quan nào giữa đáp ứng buồng trứng, thể hiện qua số lượng noãn thu được và kết cục sơ sinh sau khi điều trị IVF ở bệnh nhân sử dụng chiến lược trữ phôi toàn bộ? Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trong các chu kì chuyển phôi tươi, nhóm phụ nữ có hơn 20 noãn có xu hướng tăng nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân. Tuy nhiên, mối liên quan giữa số lượng noãn thu được và kết cục sơ sinh khi sử dụng chiến lược trữ phôi toàn bộ vẫn chưa được biết.

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu vừa được đăng trên tạp chí Human Reproduction đã điều tra mối tương quan giữa số noãn thu được và kết cục sơ sinh sau khi điều trị IVF ở bệnh nhân được áp dụng chiến lược trữ phôi toàn bộ. Nghiên cứu này bao gồm 14170 phụ nữ với kết cục một trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi trữ từ chu kì trữ phôi toàn bộ. Bệnh nhân được phân loại thành 5 nhóm dựa vào số lượng noãn thu được: 1-3; 4-9; 10-15; 16-20 và >20 noãn. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, không có sự khác biệt có ý nghĩa về nguy cơ sinh non (<37 tuần) (P = 0,837), sinh non sớm (<32 tuần) (P = 0,341), trẻ nhẹ cân (<2500gram) (P = 0,974), dị tật bẩm sinh (P = 0,916) và các kết quả sơ sinh bất lợi khác ở các nhóm bệnh nhân có số lượng noãn khác nhau. Nguy cơ sinh non sớm ở nhóm đáp ứng buồng trứng kém (1-3 noãn) cao hơn với nhóm đáp ứng bình thường (10-15 noãn) (OR=2,001; 95% CI 1,159-3,465; P = 0,013). Tuy nhiên, sự khác biệt này không đáng kể sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu (aOR: 1.753; 95% CI 0,997-3.081; P = 0,051).

Tóm lại, trong các chu kì trữ phôi toàn bộ, kết quả sơ sinh một trẻ sinh sống không thay đổi đáng kể ở những bệnh nhân có số noãn khác nhau. Không có mối liên hệ giữa số noãn và kết cục sơ sinh bất lợi ở bệnh nhân áp dụng chiến lược trữ phôi toàn bộ. Đây là một phát hiện cho cả bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân để yên tâm hơn khi có kế hoạch áp dụng chiến lược trữ phôi toàn bộ.

Nguồn: Association between the number of oocytes retrieved and neonatal outcomes after freeze-all IVF cycles. Human Reproduction, 2019.
Nguồn hình: https://txfertility.com/ask-freeze-ivf/

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK