Tin tức
on Tuesday 12-11-2019 10:14am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH - Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Phú Nhuận
Bệnh Thalassaemia là một trong những bệnh di truyền phổ biến nhất trên toàn thế giới, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người (Weatherall DJ, 2018). Các biến chứng từ Thalassaemia có thể kể đến như suy gan, bệnh tim, rối loạn chức năng nội tiết, vô kinh và vô sinh (Taher A, 2018). Những nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân Thalassaemia có mức AMH (Anti-Mullerian Hormone) thấp và AFC (Antral Follicle Count) giảm so với mức trung bình, nguyên nhân có thể do lượng sắt dư thường gây độc cho tuyến sinh dục, làm giảm dự trữ buồng trứng (Chang HH, 2011; Uysal A, 2017). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng lượng sắt dư thừa có thể gây ra stress oxy hóa, từ đó làm giảm chất lượng noãn (Roussou, 2013). Tuy nhiên, cơ chế cũng như những tác động bất lợi của Thalassaemia đến chất lượng noãn vẫn chưa được chứng minh.
Laura Mensi và cộng sự đã tiến hành đánh giá chất lượng noãn ở những bệnh nhân nữ Thalassaemia thể nặng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ tháng 12-2017 đến tháng 1-2019 tại Ý và được chia thành 2 nhóm: nhóm đối chứng (tuổi 18-42, đã trải qua ít nhất 1 chu kì điều trị IVF/ICSI, n=105) và nhóm Thalassaemia thể nặng (Thalassaemia Major - TM, n=21).
Kết quả cho thấy ở nhóm TM có mức AMH thấp hơn nhóm đối chứng, tương ứng 0,6 và 1,5 (p=0,05). Tương tự, nhóm TM có mức AFC thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, tương ứng là 4 và 11 (p<0,001). Tỉ lệ thụ tinh ở nhóm TM là 100% (76-100%), cao hơn so với nhóm đối chứng là 75% (50-100%) (p=0,03). Tỉ lệ phân chia ở nhóm TM cũng cao hơn nhóm đối chứng, tương ứng 75% (39-100%) và 50% (29-64%) (p= 0,04). Ngược lại, tỉ lệ phôi chất lượng cao ở cả hai nhóm không có sự khác biệt, tương ứng 20% (0-76%) ở nhóm TM và 25% (5-50%) ở nhóm đối chứng (p=0,98).
Như vậy, nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân Thalassaemia thể nặng có dự trữ buồng trứng thấp hơn, tuy nhiên chất lượng noãn bào không có khác biệt đáng kể so với nhóm đối chứng.
Nguồn: Laura Mensi và cs., (2019). Oocyte quality in women with thalassaemia major: insights from IVF cycles, European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology. DOI: 10.1016/j.eurox.2019.100048
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trữ đông tinh trùng với số lượng ít: nên thả trực tiếp hay sử dụng hơi nitơ lỏng? - Ngày đăng: 12-11-2019
Việc sử dụng các thông số mới về tổn thương ADN tinh trùng của phương pháp COMET có thể làm tăng tính thực tiễn của phương pháp này trong chẩn đoán vô sinh nam và dự đoán trẻ sinh sống cho cả IVF và ICSI - Ngày đăng: 12-11-2019
Lạc nội mạc tử cung tăng sự đồng bộ hóa của phân chia tế bào phôi sớm nhưng không thay đổi động lực học hình thái - Ngày đăng: 11-11-2019
Chất lượng tinh trùng có thể được cải thiện bằng cách bổ sung Lactolycopene trong chế độ ăn - Ngày đăng: 11-11-2019
Yoga giảm stress cho phụ nữ điều trị hiếm muộn - Ngày đăng: 11-11-2019
Các thực phẩm từ sữa có làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung? - Ngày đăng: 11-11-2019
Ảnh hưởng của nhau tiền đạo và nhau cài răng lược lên tăng trưởng thai nhi - Ngày đăng: 11-11-2019
Tiềm năng của phôi lưỡng bội ngày 7 - Ngày đăng: 11-11-2019
So sánh hiệu quả của kĩ thuật IMSI và kĩ thuật ICSI thông thường - Ngày đăng: 11-11-2019
Kiêng xuất tinh 1 giờ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng tỉ lệ phôi lưỡng bội - Ngày đăng: 11-11-2019
So sánh kết cục chu sinh giữa chuyển phôi nang và chuyển phôi giai đoạn phân cắt: phân tích dữ liệu 10 năm - Ngày đăng: 11-11-2019
Quá trình apoptosis của các tế bào granulosa tăng ở những phụ nữ giảm dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 11-11-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK