Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 11-11-2019 11:39am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Hồng Châu - IVFMDPN


Những năm gần đây xu hướng chuyển đơn phôi và sử dụng phôi đông lạnh ngày càng tăng. Những phôi thường được sử dụng để chuyển vào buồng tử cung là phôi ở giai đoạn phân cắt (phôi ngày 2 hoặc ngày 3). Những tiến bộ trong nuôi cấy hiện nay đã có thể nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5 hoặc ngày 6). Có những nghiên cứu cho thấy việc chuyển phôi nang sẽ làm tăng tỉ lệ mang thai và tỉ lệ sinh sống, ngoài ra còn làm tăng cơ hội lựa chọn phôi tốt để chuyển. Do đó, dẫn đến một xu hướng chung trên thế giới là ưu tiên chuyển phôi nang. Tuy nhiên, lại có một số báo cáo cho thấy việc chuyển phôi nang làm tăng nguy cơ sinh đôi cùng trứng, sinh non (preterm birth-PTB), thai nhỏ so với tuổi thai (small gestational age-SGA), nhẹ cân (low birth weight-LBW), dị tật bẩm sinh.


Do đó, để kết luận liệu việc chuyển phôi nang có làm tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh và các kết quả bất lợi trong IVF hay không, Wenhao Shi MD và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu tại một trung tâm ART ở Trung Quốc nhằm so sánh tỉ lệ dị tật bẩm sinh, các kết quả trước và sau sinh của chuyển phôi nang so với chuyển phôi giai đoạn phân cắt. Dữ liệu được thu thập trong 10 năm từ 2006-2015, có tất cả 15.254 ca mang thai lâm sàng và 16.213 trẻ sơ sinh được sinh ra từ các chu kỳ IVF/ICSI từ chuyển phôi nang và phôi giai đoạn phân cắt.

Kết quả cho thấy có sự mất cân bằng tỷ lệ giới tính với tỉ lệ bé trai cao hơn đáng kể ở những trẻ sơ sinh sau khi chuyển phôi nang. Ngoài ra, không có sự khác biệt về tỉ lệ sẩy thai, thai ngoài tử cung, thai chết lưu, sinh non (<32 tuần), PTB (<37 tuần), LBW, SGA và thai lớn so với tuổi thai (large for gestational age-LGA) giữa chuyển phôi nang và phôi giai đoạn phân cắt. Tổng cộng có 176 trường hợp dị tật bẩm sinh (123 của phôi giai đoạn phân cắt và 53 của phôi nang), tuy nhiên không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.

Kết luận: Việc chuyển phôi nang làm tỉ lệ bé trai sinh ra cao hơn so với chuyển phôi giai đoạn phân cắt. Ngoài ra, không có sự khác biệt về các kết quả bất lợi và dị tật bẩm sinh sau khi chuyển phôi nang so với chuyển phôi giai đoạn phân cắt.

Nguồn: Comparison of perinatal outcomes following blastocyst stage vs cleavage stage embryo transfer: 10 years data analysis from a single center, Reproductive BioMedicine Online (2019),
doi: https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2018.12.031

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK