Tin tức
on Wednesday 30-10-2019 2:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Hữu Duy – IVF Vạn Hạnh
Các công nghệ mới về đánh giá và lựa chọn phôi hiện tại vẫn chưa được ứng dụng nhiều do giá thành cao và cần các chuyên viên phôi học được đào tạo chuyên sâu. Do vậy, việc đánh giá chất lượng phôi chủ yếu vẫn dựa vào đánh giá hình thái phôi bên ngoài. Đối với phôi nang, các nghiên cứu trước đây cho thấy chất lượng khối tế bào bên trong (ICM) là yếu tố chính có liên quan đến kết quả thai. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại lại cho thấy độ nở của phôi nang và lớp tế bào lá nuôi (TE) là yếu tố chính có liên quan trực tiếp đến tỉ lệ thai. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào hiện tại xét đến yếu tố tác động của niêm mạc tử cung đến tỉ lệ thành công khi chuyển phôi nang. Do vậy, Ashleigh Storr và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định (các) thông số hình thái phôi nào của phôi nang có liên quan đến tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) sau khi đã kiểm soát các tác động gây nhiễu của tuổi mẹ và khả năng chấp nhận của nội mạc tử cung (được đánh giá qua đo nồng độ P4 vào ngày tiêm hCG, ký hiệu PdHCG) trong thiết lập chuyển đơn phôi nang.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu hồi cứu chỉ bao gồm chuyển phôi tươi ngày 5 đơn phôi (n = 2461) đã có giá trị của progesterone huyết thanh vào ngày tiêm hCG (PdHCG). Các mô hình hồi quy phương trình ước lượng tổng quát được sử dụng để đánh giá các tác động độc lập của giai đoạn phát triển (DevSt), chất lượng khối tế bào bên trong (ICM) và TE đối với tỷ lệ trẻ sinh sống sau khi đã kiểm soát các tác động gây nhiễu của tuổi vợ và PdHCG.
Kết quả nghiên cứu: DevSt liên quan chặt chẽ đến xác suất trẻ sinh sống (P <0,0001) và độc lập với tuổi vợ (OR 0,89, khoảng tin cậy 95% 0,87-0,91) và PdHCG (OR 0,80, KTC 95% 0,74- 0,87). Đối với phôi nang nở hoàn toàn (full blastocyst), phôi nang nở rộng (expanded blastocyst) và phôi nang đang thoát màng (hatching blastocyst), việc bổ sung thêm phân loại ICM và TE trong phân tích đa biến cho thấy rằng ngoài độ tuổi vợ (OR 0,92, KTC 95% 0,90-0,94) và PdHCG (OR 0,80, KTC 95% 0,73-0,87), chỉ có DevSt (P = 0,001) và chất lượng TE (P = 0,004) là các yếu tố tiên lượng độc lập cho trẻ sinh sống, trong khi khả năng dự đoán của ICM không còn có ý nghĩa thống kê. Xác suất trẻ sinh sống trung bình là cao nhất đối với phôi nang AA (35,0%), tiếp theo là phôi nang BA (31,2%) và phôi nang AB (27,7%).
Kết luận: Đây là một nghiên cứu lớn đầu tiên phân tích vai trò độc lập của hình thái phôi nang trong việc dự đoán trẻ sinh sống sau khi đã kiểm soát yếu tố tuổi vợ và PdHCG. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng DevSt và sau đó là chất lượng TE là những yếu tố tiên lượng mạnh hơn so với ICM đối với tỷ lệ trẻ sinh sống khi lựa chọn chuyển một phôi nang duy nhất.
Nguồn: Fine-tuning blastocyst selection based on morphology: a multicentre analysis of 2461 single blastocyst transfers. Storr, Ashleigh et al (2019). Reproductive BioMedicine Online, Volume 39, Issue 4, 588 – 598.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng, gốc tự do với sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 29-10-2019
Myoinositol cải thiện chất lượng tinh trùng sau rã đông - Ngày đăng: 29-10-2019
Mối tương quan giữa tỉ lệ phôi khảm và chất lượng tinh trùng ở nam giới - Ngày đăng: 29-10-2019
Vai trò của gen FMR1 trong sẩy thai tự phát liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 29-10-2019
Hoạt hóa noãn nhân tạo với CANXI IONOPHORE - Ngày đăng: 29-10-2019
Tiên lượng cho tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi thất bại làm tổ nhiều lần chưa rõ nguyên nhân sau khi điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 29-10-2019
Thai ngoài tử cung có ảnh hưởng kết cục của thai kỳ sau hay không - Ngày đăng: 25-10-2019
Đồng thuận Delphi về tiêu chuẩn chẩn đoán và theo dõi song thai thiếu máu đa hồng cầu - Ngày đăng: 25-10-2019
Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng như là một công cụ tiên lượng đầy hứa hẹn cho chẩn đoán và điều trị vô sinh nam - phân tích gộp - Ngày đăng: 25-10-2019
DNA ty thể tự do trong dịch nang người: một dấu ấn sinh học đầy hứa hẹn tiên đoán tiềm năng phát triển lên phôi nang ở các phụ nữ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 25-10-2019
Tư thế nằm ngửa khi ngủ ở giai đoạn sau thai kỳ tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân - Ngày đăng: 25-10-2019
Có phải có nhiều noãn hơn có nghĩa là noãn chất lượng kém hơn? - Ngày đăng: 25-10-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK