Tin tức
on Friday 25-10-2019 2:55pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận
Chất lượng noãn là yếu tố thiết yếu ảnh hưởng khả năng phát triển của phôi và tỉ lệ thai lâm sàng. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng noãn vẫn còn hạn chế chỉ ở mức độ hình thái ở hầu hết các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Một vài nghiên cứu đã xác định các dấu ấn sinh học trong dịch nang và tế bào hạt, nhưng chúng vẫn còn tranh cãi và đòi hỏi phải có giá trị xa hơn nên chưa được ứng dụng lâm sàng.
DNA tự do (cf DNA) là những đoạn DNA nhỏ, lưu thông tự do trong máu. cfDNA là sản phẩm của những tế bào trải qua quá trình chết theo chương trình hay hoại tử. Chúng được giải phóng theo các con đường chủ động hoặc thụ động của tế bào. Cf DNA có nguồn gốc từ DNA nhân (cf-nDNA) hay DNA ty thể (cf-mtDNA). cf-nDNA và cf-mtDNA còn được tìm thấy trong nước tiểu, tinh dịch, dịch nang…Và chúng có giá trị tiên đoán và chẩn đoán ung thư và chẩn đoán thai trước sinh. Ti thể là bào quan đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động chức năng như sinh trưởng tế bào, apoptosis và cân bằng Ca2+ nội mô. Số lượng mtDNA bất thường có thể dẫn đến rối loạn chức năng ti thể và phát triển các bệnh lý. Vì thế, cf-mtDNA có thể là dấu ấn phân tử nhạy cảm cao. cf-nDNA trong dịch nang có thể do tế bào hạt apoptosis, trong khi hàm lượng tương đối cf-mtDNA có thể do những thay đổi chức năng của ti thể và động học chức năng của tế bào hạt. Một số nghiên cứu đã báo cáo hàm lượng cf-DNA trong dịch nang có liên quan đến chất lượng phôi, và có thể là dấu ấn tiên đoán chất lượng phôi. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa cf-mtDNA trong dịch nang với tiềm năng phát triển noãn và phôi chưa được hiểu rõ ràng.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu muốn xác định mối tương quan giữa hàm lượng cf-mtDNA trong dịch nang với tiềm năng phát triển hoàn thiện sau này của noãn; đồng thời đánh giá ảnh hưởng các đặc điểm nền của bệnh nhân với hàm lượng cf-mtDNA trong dịch nang.
Đối tượng vào nghiên cứu là 92 bệnh nhân điều trị IVF cổ điển (n=53) hoặc ICSI (n=39) với độ tuổi 21-45 tuổi, BMI 16,6-33,9 kg/m2, thời gian vô sinh 4,2 ± 3,57 năm. Thu nhận 225 mẫu dịch nang và định lượng cf-nDNA và cf-mtDNA bằng PCR real-time định lượng 2 gen marker tương ứng là b-globin và ND1. Hàm lượng tương đối của cf-mtDNA trong dịch nang được biểu thị bằng tỉ lệ cf-ND1/cf-b-globin.
Kết quả của nghiên cứu:
DNA tự do (cf DNA) là những đoạn DNA nhỏ, lưu thông tự do trong máu. cfDNA là sản phẩm của những tế bào trải qua quá trình chết theo chương trình hay hoại tử. Chúng được giải phóng theo các con đường chủ động hoặc thụ động của tế bào. Cf DNA có nguồn gốc từ DNA nhân (cf-nDNA) hay DNA ty thể (cf-mtDNA). cf-nDNA và cf-mtDNA còn được tìm thấy trong nước tiểu, tinh dịch, dịch nang…Và chúng có giá trị tiên đoán và chẩn đoán ung thư và chẩn đoán thai trước sinh. Ti thể là bào quan đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động chức năng như sinh trưởng tế bào, apoptosis và cân bằng Ca2+ nội mô. Số lượng mtDNA bất thường có thể dẫn đến rối loạn chức năng ti thể và phát triển các bệnh lý. Vì thế, cf-mtDNA có thể là dấu ấn phân tử nhạy cảm cao. cf-nDNA trong dịch nang có thể do tế bào hạt apoptosis, trong khi hàm lượng tương đối cf-mtDNA có thể do những thay đổi chức năng của ti thể và động học chức năng của tế bào hạt. Một số nghiên cứu đã báo cáo hàm lượng cf-DNA trong dịch nang có liên quan đến chất lượng phôi, và có thể là dấu ấn tiên đoán chất lượng phôi. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa cf-mtDNA trong dịch nang với tiềm năng phát triển noãn và phôi chưa được hiểu rõ ràng.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu muốn xác định mối tương quan giữa hàm lượng cf-mtDNA trong dịch nang với tiềm năng phát triển hoàn thiện sau này của noãn; đồng thời đánh giá ảnh hưởng các đặc điểm nền của bệnh nhân với hàm lượng cf-mtDNA trong dịch nang.
Đối tượng vào nghiên cứu là 92 bệnh nhân điều trị IVF cổ điển (n=53) hoặc ICSI (n=39) với độ tuổi 21-45 tuổi, BMI 16,6-33,9 kg/m2, thời gian vô sinh 4,2 ± 3,57 năm. Thu nhận 225 mẫu dịch nang và định lượng cf-nDNA và cf-mtDNA bằng PCR real-time định lượng 2 gen marker tương ứng là b-globin và ND1. Hàm lượng tương đối của cf-mtDNA trong dịch nang được biểu thị bằng tỉ lệ cf-ND1/cf-b-globin.
Kết quả của nghiên cứu:
- Hàm lượng tương đối cf-mtDNA trong dịch nang (tỉ lệ cf-ND1/cf-b-globin) ở nhóm phôi nang thấp hơn đáng kể so với nhóm không có phôi nang (p=0,03)
- Hàm lượng tương đối cf-mtDNA trong dịch nang tương quan thuận đáng kể với tuổi vợ (p=0,009). Ở phụ nữ lớn tuổi (³38 tuổi), có AMH 1,1 ng/ml thì hàm lượng tương đối cf-mtDNA trong dịch nang cao hơn đáng kể so với nhóm có AMH > 1,1 ng/ml (p<0,05)
- Hàm lượng tương đối cf-nDNA trong dịch nang tương quan thuận đáng kể với AFC (p=0,012), và tương quan nghịch với tổng ngày kích thích buồng trứng và tổng liều FSH (lần lượt là p=0,039 và p=0,015)
- Hàm lượng cf-nDNA và cf-mtDNA đều không có mối liên quan đến số noãn trưởng thành ngày chọc hút, số noãn thụ tinh, chất lượng phôi ngày 3.
Như vậy, hàm lượng cf- mtDNA trong dịch nang người có tương quan nghịch đáng kể với khả năng tạo phôi nang, nhưng có tương quan thuận với tuổi vợ. Vì thế có thể xem là dấu ấn sinh học đầy hứa hẹn không xâm lấn để dự đoán tiềm năng phát triển hoàn thiện sau này của noãn.
Nguồn: Cell-free mitochondrial DNA in human follicular fluid: a promising bio-marker of blastocyst developmental potential in women undergoing assisted reproductive technology, 2019, Reproductive Biology and Endocrinology, doi: 10.1186/s12958-019-0495-6
Nguồn: Cell-free mitochondrial DNA in human follicular fluid: a promising bio-marker of blastocyst developmental potential in women undergoing assisted reproductive technology, 2019, Reproductive Biology and Endocrinology, doi: 10.1186/s12958-019-0495-6
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tư thế nằm ngửa khi ngủ ở giai đoạn sau thai kỳ tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân - Ngày đăng: 25-10-2019
Có phải có nhiều noãn hơn có nghĩa là noãn chất lượng kém hơn? - Ngày đăng: 25-10-2019
Vitamin C ảnh hưởng như thế nào đến chức năng tinh trùng trong quá trình swim-up? - Ngày đăng: 25-10-2019
Phương pháp lựa chọn tinh trùng giúp cải thiện hình thái phôi và kết quả lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh nam - Ngày đăng: 25-10-2019
Tỷ lệ noãn chưa trưởng thành cao trong đoàn hệ noãn chọc hút làm giảm tỷ lệ thụ tinh, sự phát triển phôi, tỷ lệ thai và tỷ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 23-10-2019
Sử dụng deep learning như một công cụ dự đoán tiềm năng phát triển của phôi nang nuôi cấy với tủ time-lapse đến giai đoạn hình thành tim thai - Ngày đăng: 17-10-2019
So sánh kết quả sản khoa và sơ sinh khi thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật nuôi noãn trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) với kích thích buồng trứng thông thường (COS) ở nhóm bệnh nhân buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 17-10-2019
Phân tích Swot: sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn để thực hiện icsi đối với các trường hợp tinh trùng có dna phân mảnh cao - Ngày đăng: 17-10-2019
Đa thai với IVF/ICSI và nguy cơ dị tật bẩm sinh: một phân tích tổng hợp của nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 17-10-2019
Globozoospermia một phần với lựa chọn tinh trùng bằng axit Hyaluronic - Ngày đăng: 17-10-2019
Hệ thống Hyaluronan-binding để lựa chọn tinh trùng - Ngày đăng: 17-10-2019
Tỉ lệ có thai khi sử dụng tinh trùng có tỉ lệ phân mảnh dna tinh trùng cao - Ngày đăng: 14-10-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK