Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 17-10-2019 9:22am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Phú Nhuận

Globozoospermia là một trường hợp hiếm gặp (<0,1%) trong vô sinh nam. Nó được đặc trưng bởi tinh trùng đầu tròn, được coi là khó điều trị, vì việc không có acrosome khiến tinh trùng globozoospermic không thể liên kết với màng trong suốt. Về mặt lý thuyết, hỗ trợ hoạt hóa noãn (AOA) với calcium ionophore, kích thích điện hoặc cơ học có thể làm tăng tỷ lệ thụ tinh, nhưng việc sử dụng vẫn còn gây tranh cãi và bị hạn chế bởi không đủ kiến ​​thức về các tác dụng gây độc tế bào, gây đột biến của calcium ionophore trên noãn và phôi. Trong thập kỷ qua, ICSI với việc lựa chọn các tinh trùng trưởng thành liên kết với axit hyaluronic (HA ‐ICSI) đã được đưa ra. Hầu hết các nghiên cứu đã chứng minh khi tinh trùng gắn HA cho kết quả tốt hơn về khả năng thụ tinh, chất lượng phôi và tỷ lệ làm tổ. Được bt, sự biểu hiện của các thụ thể HA trên màng của tinh trùng cho thấy sự trưởng thành của tế bào, khả năng sống và acrosome nguyên vẹn. Do đó, giả thuyết được đưa ra là việc lựa chọn tinh trùng gắn HA trong globozoospermia một phần sẽ giúp tránh được việc tiêm tinh trùng chưa trưởng thành, phân mảnh DNA. Vì vậy, Pierandrea Canepa và cộng sự đã tiến hành đánh giá kết quả lâm sàng khi sử dụng phương pháp lựa chọn tinh trùng axit hyaluronic ICSI (HA ‐ICSI) và polyvinylpyrrolidone ICSI (PVP ‐ICSI) trong trường hợp globozoospermia một phần.

Nghiên cứu thực hiện trên một cặp vợ chồng vô sinh kéo dài 1 năm rưỡi. Cặp vợ chồng đã trải qua hai chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Mẫu tinh dịch tươi của 2 chu kỳ được phân tích theo hướng dẫn của WHO 2010, cho thấy số lượng tinh trùng bình thường (55 và 75 × 106/ml) và độ di động (70% và 80%, 67% - 80% di động tiến tới) nhưng 98% globozoospermia và 90% tinh trùng không có acrosome được đánh giá trên 200 tinh trùng. Trong cả hai chu kỳ, tinh trùng được chuẩn bị bằng phương pháp gradient nồng độ. Tinh trùng di động được quan sát trong một giọt PVP 10% (Sydney IVF PVP; Cook Medical) hoặc dung dịch HA (SpermSlowTM; MediCult Origio). Tinh trùng có độ di động tốt, đầu hình bầu dục và có acrosome được quan sát dưới độ phóng đại 400X, được sử dụng để ICSI. Trong HA ‐ICSI, đầu tiên tinh trùng được lựa chọn trong môi trường PVP dựa trên hình thái và khả năng di động của chúng, sau đó được chuyển sang giọt HA và chỉ có tinh trùng trưởng thành liên kết với HA được tiêm vào noãn. Sau đó, tiến hành kiểm tra thụ tinh, đánh giá phôi ngày 3, ngày 5.

Kết quả cho thấy, trong chu kỳ đầu tiên, 14 noãn MII đã được thu nhận. Bảy noãn được tiêm bởi PVP ‐ ICSI và bảy noãn được tiêm bởi HA ‐ICSI. Kết quả, 2/7 và 4/7 noãn thụ tinh tương ứng với phương pháp PVP - ICSI và HA - ICSI. Sau đó, tiến hành chuyển 2 phôi loại A của nhóm lựa chọn tinh trùng HA ‐ICSI dẫn đến kết quả là một em bé khỏe mạnh ra đời. Phôi còn lại của nhóm HA ‐ICSI được trữ lạnh ở giai đoạn phôi nang. Hai phôi từ PVP ‐ICSI đã ngừng phát triển. Hai năm sau khi sinh con, phôi nang được rã đông để chuyển cho bệnh nhân nhưng thất bại. Trong chu kỳ thứ hai, thu được 14 noãn MII và được ICSI bằng phương pháp HA ‐ICSI. Kết quả là 10/14 tế bào noãn được thụ tinh. Sau đó, tiến hành chuyển hai phôi ngày 5 dẫn đến kết quả thai lâm sàng. Vào ngày 6, một phôi nang được đông lạnh.

Nghiên cứu cho thấy HA ‐ICSI giúp lựa chọn tinh trùng trong globozoospermia một phần với acrosome nguyên vẹn, tính toàn vẹn DNA cao và có khả năng thụ tinh thành công. Phương pháp này cũng cung cấp một số lợi thế như HA có chức năng chọn lọc tinh trùng tự nhiên trong quá trình thụ tinh ở người, nó tránh được mọi tác động gây hại tiềm tàng của PVP tổng hợp. Một ca sinh con khỏe mạnh và một thai kỳ phát triển liên tục trong hai chu kỳ ICSI liên tiếp của cùng một cặp vợ chồng cho thấy rằng việc lựa chọn tinh trùng HA có thể hỗ trợ trong các trường hợp globozoospermia một phần.

Nguồn: Pierandrea Canepa (2018), A successful healthy childbirth and an ongoing evolutive pregnancy in a case of partial globozoospermia by hyaluronic acid sperm selection, U.O.S. Physiopathology of Human Reproduction. DOI: 10.1111/and.13178
 
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK