Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 14-10-2019 9:05am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS. Lê Tiểu My

Hiện nay, có khoảng gần 60% thai kỳ song thai sinh non trước 37 tuần. Đối với thai kỳ đơn thai, khâu cổ tử cung (CTC)  có thể cải thiện tỷ lệ sinh sớm nhưng hiệu quả của phương pháp dự phòng này trên thai kỳ song thai vẫn còn nhiều tranh cãi. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy khâu CTC không giúp cải thiện kết cục thai nhi. Tuy nhiên, vai trò của các phương pháp dự phòng vẫn được tiếp tục nghiên cứu trên các nhóm đối tượng khác nhau nhằm xác định phương pháp dự phòng thích hợp.

Một nghiên cứu đoàn hệ vừa công bố kết quả, đánh giá hiệu quả của khâu CTC trên nhóm thai kỳ song thai có tiền sử sinh non. Tổng cộng có 82 thai phụ mang song thai, 41 trường hợp được khâu CTC vào thời điểm siêu âm độ mờ da gáy và 41 trường hợp theo dõi không can thiệp bắt cặp tương đồng về tuổi mẹ, số lần sinh non trong khoảng 20-36 tuần trong tiền sử.
Kết quả phân tích cho thấy:
  • Tuổi thai lúc sinh trung bình ở nhóm khâu CTC lớn hơn nhóm không can thiệp (trung bình  35 tuần so với 30 tuần; P < 0.0001)
  • Tỷ lệ sinh non trước 24 tuần, 28 tuần, 32 tuần và 34 tuần ở nhóm khâu CTC cũng thấp hơn nhóm không can thiệp, với tỷ lệ lần lượt ở mỗi nhóm là: 2.4% so với 19.5%; OR 0.10 (95% CI, 0.01–0.87), P = 0.03; 12.2% so với 34.1%; OR 0.27 (95% CI, 0.09–0.84), P = 0.03; 22.0% so với 56.1%; OR 0.22 (95% CI, 0.08–0.58), P = 0.003 và 34.1% so với 82.9%; OR 0.11 (95% CI, 0.04–0.30), P < 0.0001.
  • Tỷ lệ sinh sống ở nhóm khâu CTC cao hơn đáng kể so với nhóm không can thiệp (97.6% so với 80.5%; OR, 9.7 (95% CI, 2.15–43.71); P = 0.001)
  • Tỷ lệ thai chết lưu, nhập đơn vị săn sóc tích cực sơ sinh, suy hô hấp cấp, xuất huyết não thất, nhiễm trùng, hoại tử ruột, … ở nhóm khâu CTC cũng có tỷ lệ thấp hơn so với theo dõi không can thiệp.
Nhóm nghiên cứu kết luận khâu CTC vào tam cá nguyệt đầu thai kỳ ở nhóm bệnh nhân song thai có tiền sử sinh non có thể cải thiện kết cục thai kỳ. Tuy nhiên, nhóm tác giả nhìn nhận với thiết kế dạng hồi cứu có thể làm tăng khả năng kết quả bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu – vốn là nhược điểm của dạng thiết kế nghiên cứu này. Bên cạnh một số điểm yếu khác như cỡ mẫu nhỏ, các yếu tố có thể ảnh hưởng khác như kháng sinh khi thực hiện thủ thuật, không đại diện cho dân số tổng quát, các tác giả cho rằng nghiên cứu có điểm mạnh đáng lưu ý là bệnh nhân được can thiệp bằng phác đồ và kỹ thuật chuẩn.

Nghiên cứu kết luận kết quả phân tích được cho thấy khâu CTC ở nhóm bệnh nhân song thai tiền sử sinh non có thể có hiệu quả tích cực, có thể cải thiện kết cục thai kỳ và dự hậu của trẻ. Thông tin này có thể dùng hỗ trợ tư vấn cho bệnh nhân, tuy nhiên chỉ định điều trị vẫn dựa trên từng cá thể. Hy vọng các nghiên cứu có thiết kế tốt hơn sẽ được tiến hành nhằm khẳng định kết quả này.
 
Lược dịch từ: History‐indicated cervical cerclage in management of twin pregnancy – ISUOG Oct 2019. https://doi.org/10.1002/uog.20192
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK