Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 14-10-2019 8:45am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trịnh Thị Thùy Trang – IVF Vạn Hạnh

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) phát triển phức tạp, biểu hiện rộng, đa hệ thống và không chỉ là một rối loạn phụ khoa. Trong những năm gần đây, một số tác động của PCOS về bệnh lý tâm lý được làm sáng tỏ. Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ trầm cảm cao gấp ba lần so với phụ nữ không mắc PCOS. Theo đó, năm 2018, International PCOS Network đưa ra lời khuyên về những người mắc PCOS có những triệu chứng lo âu và trầm cảm nên được kiểm tra thường xuyên.

PCOS ảnh hưởng đến 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đây là một vấn đề lớn. Rối loạn tâm lý có thể tác động đến khả năng tự chăm sóc bản thân, ảnh hưởng đến sức khỏe từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, ngoài ra còn có những rủi ro liên quan đến các bệnh tim mạch chuyển hóa.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý tâm lý ở phụ nữ mắc PCOS chưa được hiểu rõ. Nắm rõ về nguy cơ và con đường dẫn đến rối loạn tâm lý ở phụ nữ mắc PCOS có thể đưa ra các phương pháp trị liệu mới. Trong tuyên bố của hiệp hội Androgen Excess-Polycystic Ovary Syndrome Society's 2018, sức khỏe tâm thần của người mắc PCOS được ưu tiên nghiên cứu.

Alur-Gupta và cộng sự nghiên cứu về vai trò của body-image (tự cảm nhận ngoại hình cơ thể) trong biểu hiện trầm cảm và triệu chứng lo âu ở phụ nữ mắc PCOS. Body- image là thuật ngữ dùng để chỉ sự nhận thức, đánh giá của một cá nhân nào đó về chính ngoại hình của mình và người đó tin tưởng rằng người khác cũng thấy mình như vậy. Trong nhiều trường hợp sự cảm nhận của một người về ngoại hình của mình khác rất nhiều so với thực tế, ví dụ như một phụ nữ có vóc dáng bình thường nhưng lại luôn nghĩ rằng bản thân quá béo. Lưu ý rằng phụ nữ mắc PCOS có những biểu hiện như béo phì, mụn trứng cá và chứng rậm lông (hirsutism) có thể ảnh hưởng đến body-image, các tác giả đã tìm cách mô tả sự khác biệt trong body-image ở phụ nữ mắc PCOS so với người phụ nữ bình thường và sau đó phân tích liệu những khác biệt đó có dẫn đến nguy cơ xảy ra các triệu chứng trầm cảm và lo lắng hay không. Đối tượng kiểm chứng từ các phòng khám phụ khoa và chỉ số khối cơ thể (BMI) tương đương nhau.

Kết quả là những người phụ nữ mắc PCOS có biểu hiện trầm cảm phổ biến hơn so với nhóm người phụ nữ không mắc PCOS vì họ có những mối lo âu bất thường. Các tác giả cho thấy vai trò quan trọng của việc nhận thức, đánh giá tiêu cực về ngoại hình (body-image distress) của chính bản thân những người mắc PCOS dẫn đến những rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo lắng. Trầm cảm có thể đi kèm với những triệu chứng PCOS.

Nhìn chung, body-image đóng một vai trò quan trọng để phân tích những rối loạn tâm lý từ những phụ nữ mắc PCOS. Các bác sĩ lâm sàng nên biết về sự gia tăng tỷ lệ rối loạn body-image ở những bệnh nhân mắc PCOS và cần đánh giá các rối loạn đó. Trong tương lai, cần có thêm những nghiên cứu về chuỗi thời gian của các nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trầm cảm và lo âu gia tăng ở phụ nữ mắc PCOS, và kiến ​​thức này sẽ cho phép các can thiệp phù hợp để ngăn ngừa bệnh.

Nguồn: Another piece in the polycystic ovary syndrome-depression/anxiety puzzle: body image. Fertility and Sterility. DOI: https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2019.07.011

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK