Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 08-10-2019 3:38pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Số lượng, chất lượng và giai đoạn phát triển của phôi chuyển là những yếu tố quan trọng góp phần tiên lượng cho khả năng thành công của một chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm. Hiện nay, khi hệ thống nuôi cấy phôi ngày càng nâng cao, phần lớn các trung tâm IVF tiến hành nuôi phôi dài ngày và lựa chọn phôi nang để chuyển nhằm nâng cao tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, quyết định số phôi chuyển là một yếu tố cần thiết nhằm giảm nguy cơ đa thai. Nhiều quốc gia như Thụy Điển, Pháp, Đức quy định số phôi chuyển một cách rõ ràng. Hay Hàn Quốc số phôi chuyển tối đa cho phụ nữ trên 35 tuổi là 2 phôi. Nghiên cứu của Park và cộng sự (2018) nhằm mục đích xác định chiến lược chuyển phôi nang trữ lạnh một cách hiệu quả ở các phụ nữ hơn 35 tuổi bằng việc dựa trên số phôi và chất lượng phôi chuyển.
 

Nghiên cứu thực hiện trên 643 chu kỳ chuyển phôi trữ ngày 5 và được chia thành 3 nhóm: GG (chuyển 2 phôi tốt), GP (chuyển 1 phôi tốt và 1 phôi xấu), GS (chuyển 1 phôi tốt). Phôi nang với hình dạng lớn hơn hoặc bằng phôi 3BB được đánh giá là chất lượng tốt. Kết quả được phân tích bao gồm: tỷ lệ làm tổ (IR), tỷ lệ thai lâm sàng (CPR), tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR), tỷ lệ đa thai (MPR), tỷ lệ trẻ sinh non và tỷ lệ trẻ nhẹ cân.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
- Nhóm GG và GS: GG có tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống cao hơn so với nhóm GS (CPR 64.7% và 41.2%, P = 0.001; LBR 54.9% và 32.4%, P = 0.001). Tỷ lệ làm tổ tương đương ở 2 nhóm (43.1% và 43.1%, P = 1.000), nhưng nhóm GG cho tỷ lệ đa thai cao hơn (33.3% và 4.8%, P < 0.001).
- Nhóm GP và GS: Không có sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ đa thai ở 2 nhóm (IR 25.3% và 44.1%, P = 0.001; CPR 45.2% và 43.0%, P = 0.768; LBR 38.7% và 33.3%, P = 0.445, MPR 21.4% và 2.5%, P = 0.009).
- Nhóm GG và GP: nhóm GG cho tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn GP (IR 42.8% và 30.4%, P = 0.001; CPR 64.5% và 47.6%, P = 0.002), nhưng không có sự khác biệt giữa tỷ lệ trẻ sinh sống và tỷ lệ đa thai (LBR 50.0% và 38.6%, P = 0.036; MPR 34.6% và 33.3%, P = 0.675).

Như vậy, nghiên cứu đã cho thấy việc chuyển 1 phôi tốt nhằm giảm tỷ lệ đa thai, chuyển 1 phôi tốt và 1 phôi xấu nên hạn chế vì không có thêm lợi ích nào. Khi chuyển cùng lúc 2 phôi tốt, tỷ lệ trẻ sinh sống là tương đương với tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn khi chuyển 2 phôi liên tiếp ở 2 chu kỳ. Vì vậy đối với các bệnh nhân trên 35 tuổi nên chuyển 1 phôi nếu có phôi tốt giúp giảm nguy cơ đa thai.

CVPH. Lê Thị Thu Thảo _IVFMD Tân Bình
Nguồn: Strategies in the transfer of varying grades of vitrified-warmed blastocysts in women aged over 35 years: A propensity-matched analysis. J Obstet Gynaecol Res. 2019 Apr;45(4):849-857.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK