Tin tức
on Wednesday 23-10-2019 7:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Hữu Duy – IVFVH
Để có thể sử dụng ICSI, noãn phải ở trạng thái trưởng thành (MII). Sự trưởng thành noãn bao gồm hai quá trình chính: (1) sự trưởng thành về nhân, thể hiện qua việc xuất hiện thể cực thứ nhất; (2) sự trưởng thành về tế bào chất, quá trình này rất phức tạp và không thể nhận biết được qua hình thái bên ngoài của noãn. Để noãn có thể thụ tinh và phát triển bình thường, cần có sự trưởng thành cả về nhân và tế bào chất. Người ta ghi nhận ở những trường hợp có số lượng noãn MII và chất lượng tinh trùng bình thường nhưng có kết quả thụ tinh kém, việc điều chỉnh phác đồ kích thích buồng trứng trong chu kỳ tiếp theo để cho phép thời gian trưởng thành in-vivo và in vitro lâu hơn với sự hiện diện của các tế bào cumulus/corona đã mang lại tỷ lệ thụ tinh cao hơn, do đó chứng tỏ sự trưởng thành tế bào chất đóng một vai trò quan trọng trong khả năng phát triển của noãn. Trên cơ sở đó, Alessandra và cộng sự (2019) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định liệu noãn MII thuộc các đoàn hệ noãn có các giai đoạn trưởng thành nhân khác nhau (MI, GV) có cho thấy khả năng phát triển không đồng nhất hay không trên cơ sở giả định là đã có sự trưởng thành tế bào chất. Để kiểm tra điều này, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ làm tổ của noãn MII sau ICSI được đánh giá trong mối tương quan với tỷ lệ các noãn thể hiện sự trưởng thành nhân (MII) trong đoàn hệ noãn chọc hút.
Thiết kế nghiên cứu: Các ca ICSI từ năm 1993 đến năm 2017 với tuổi vợ ≤35 tuổi được nhận vào nghiên cứu. Các chu kỳ điều trị được chia thành bốn nhóm dựa theo tỷ lệ noãn MII tại thời điểm tách noãn: tối ưu (76-100%), đủ (51-75%), một phần (26-50%) và tối thiểu (1-25%).
Kết quả: Tổng cộng có 7672 chu kỳ ICSI với số lượng noãn MII trong 4 nhóm lần lượt là tối ưu: 4838; đủ: 2252; một phần: 518; tối thiểu: 64. Tỷ lệ MII trong đoàn hệ giảm làm giảm đáng kể tỷ lệ thụ tinh bình thường (2PN) (78,9% xuống 71,3%; P <0,0001) và tăng tỷ lệ thụ tinh bất thường (chủ yếu 3PN) từ 2,6% trong nhóm tối ưu lên 4,7% trong nhóm tối thiểu (P = 0,003). Tỷ lệ làm tổ (33% giảm xuống 17%; P <0,0001), thai lâm sàng (63,6% giảm xuống 37,5%; P <0,0001) và tỷ lệ sinh sống (49,2% giảm xuống 26,6%; P <0,0001) bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ noãn MII giảm.
Kết luận: Tỷ lệ cao noãn chưa trưởng thành trong đoàn hệ noãn thu được ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh và khả năng tạo phôi của các noãn MII, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống, qua đó cho thấy, bên cạnh sự trưởng thành nhân, sự trưởng thành về tế bào chất cũng đóng vai trò rất quan trọng cho khả năng phát triển của noãn MII. Các kết quả nghiên cứu này có thể cung cấp thêm thông tin trong việc sử dụng các phác đồ kích thích buồng trứng nhằm đạt được tỷ lệ noãn MII nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh cao hơn và kết quả thai tốt hơn.
Nguồn: High proportion of immature oocytes in a cohort reduces fertilization, embryo development, pregnancy and live birth rates following ICSI. Parrella, Alessandra et al. Reproductive BioMedicine Online, Volume 39, October 2019, Issue 4, 580 – 587.
Thiết kế nghiên cứu: Các ca ICSI từ năm 1993 đến năm 2017 với tuổi vợ ≤35 tuổi được nhận vào nghiên cứu. Các chu kỳ điều trị được chia thành bốn nhóm dựa theo tỷ lệ noãn MII tại thời điểm tách noãn: tối ưu (76-100%), đủ (51-75%), một phần (26-50%) và tối thiểu (1-25%).
Kết quả: Tổng cộng có 7672 chu kỳ ICSI với số lượng noãn MII trong 4 nhóm lần lượt là tối ưu: 4838; đủ: 2252; một phần: 518; tối thiểu: 64. Tỷ lệ MII trong đoàn hệ giảm làm giảm đáng kể tỷ lệ thụ tinh bình thường (2PN) (78,9% xuống 71,3%; P <0,0001) và tăng tỷ lệ thụ tinh bất thường (chủ yếu 3PN) từ 2,6% trong nhóm tối ưu lên 4,7% trong nhóm tối thiểu (P = 0,003). Tỷ lệ làm tổ (33% giảm xuống 17%; P <0,0001), thai lâm sàng (63,6% giảm xuống 37,5%; P <0,0001) và tỷ lệ sinh sống (49,2% giảm xuống 26,6%; P <0,0001) bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ noãn MII giảm.
Kết luận: Tỷ lệ cao noãn chưa trưởng thành trong đoàn hệ noãn thu được ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh và khả năng tạo phôi của các noãn MII, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống, qua đó cho thấy, bên cạnh sự trưởng thành nhân, sự trưởng thành về tế bào chất cũng đóng vai trò rất quan trọng cho khả năng phát triển của noãn MII. Các kết quả nghiên cứu này có thể cung cấp thêm thông tin trong việc sử dụng các phác đồ kích thích buồng trứng nhằm đạt được tỷ lệ noãn MII nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh cao hơn và kết quả thai tốt hơn.
Nguồn: High proportion of immature oocytes in a cohort reduces fertilization, embryo development, pregnancy and live birth rates following ICSI. Parrella, Alessandra et al. Reproductive BioMedicine Online, Volume 39, October 2019, Issue 4, 580 – 587.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng deep learning như một công cụ dự đoán tiềm năng phát triển của phôi nang nuôi cấy với tủ time-lapse đến giai đoạn hình thành tim thai - Ngày đăng: 17-10-2019
So sánh kết quả sản khoa và sơ sinh khi thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật nuôi noãn trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) với kích thích buồng trứng thông thường (COS) ở nhóm bệnh nhân buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 17-10-2019
Phân tích Swot: sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn để thực hiện icsi đối với các trường hợp tinh trùng có dna phân mảnh cao - Ngày đăng: 17-10-2019
Đa thai với IVF/ICSI và nguy cơ dị tật bẩm sinh: một phân tích tổng hợp của nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 17-10-2019
Globozoospermia một phần với lựa chọn tinh trùng bằng axit Hyaluronic - Ngày đăng: 17-10-2019
Hệ thống Hyaluronan-binding để lựa chọn tinh trùng - Ngày đăng: 17-10-2019
Tỉ lệ có thai khi sử dụng tinh trùng có tỉ lệ phân mảnh dna tinh trùng cao - Ngày đăng: 14-10-2019
Đánh giá hiệu quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sử dụng Hyaluaronic acid và Polyvinylpyrrolidone - Ngày đăng: 14-10-2019
Hiệu quả khâu cổ tử cung trên thai kỳ song thai tiền sử sinh non - Ngày đăng: 14-10-2019
Các cặp Microrna tinh trùng: những quan điểm mới trong việc tìm kiếm các dấu ấn sinh học sinh sản nam - Ngày đăng: 14-10-2019
Một khía cạnh trong Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – Vấn đề trầm cảm/ lo âu: Body-image - Ngày đăng: 14-10-2019
Tương quan giữa sắt, canxi và stress oxy hóa với chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 06-11-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK