Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 17-10-2019 9:32am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Phạm Thanh Liêm – IVFMD Phú Nhuận

Tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn của những người đàn ông có độ phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) cao trong tinh dịch có chất lượng DNA tốt hơn (Esteves, 2015). Những tác động bất lợi của SDF đối với kết quả điều trị trong hỗ trợ sinh sản (ART) làm cho các nhà khoa học quan tâm hơn về việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn để thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Testi-ICSI). Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ) để tóm tắt những ưu điểm và nhược điểm của kĩ thuật can thiệp này vào hỗ trợ sinh sản.

Cơ sở khoa học của Testi-ICSI là loại bỏ sự phân mảnh DNA do stress oxy hóa trong quá trình di chuyển của tinh trùng qua mào tinh hoàn. Do đó, việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn còn nguyên vẹn về mặt di truyền để thụ tinh với noãn có thể đạt kết quả tốt hơn, từ đó làm tăng cơ hội tạo ra những phôi có bộ gen bình thường và khả năng sinh sống của trẻ sinh ra như đã được chứng minh trong nghiên cứu gần đây của Bradley và cộng sự (2016) trên đối tượng nam giới có SDF cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bằng chứng liên quan đến hiệu quả lâm sàng của Testi-ICSI, điều này đã tạo ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu để xác nhận thêm các thông tin liên quan đến kĩ thuật Testi-ICSI trong các trường hợp điều trị bệnh nhân có SDF cao. Hơn nữa, Testi-ICSI cần được so sánh với các phương pháp chuẩn bị tinh trùng khác nhằm mục đích loại bỏ những tinh trùng có DNA phân mảnh. Hiện tại, các tài liệu hỗ trợ việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn khi thực hiện ICSI khi tinh trùng có SDF cao vẫn còn hạn chế. Vì những rủi ro vốn có của việc thu nhận tinh trùng nên Testi-ICSI chỉ được thực hiện khi các phương pháp điều trị ít xâm lấn để giảm bớt tổn thương DNA thất bại. Tuy nhiên, sự liên quan đến sức khỏe của bé được sinh ra và các biến chứng tiềm ẩn của việc thu hồi tinh trùng tự tinh hoàn cần được tiếp tục theo dõi và ghi nhận.


Gần đây, việc sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn thay vì xuất tinh để ICSI ở nam giới có SDF cao được báo cáo có kết quả mang thai tốt hơn (Esteves, 2015), điều này đã làm tăng sự quan tâm của các nhà khoa học. Hơn nữa, tác giả bài báo hướng đến những lợi thế tiềm năng của Testi-ICSI và cố gắng tìm cách thực hiện an toàn kĩ thuật này cho các nghiên cứu ứng dụng trong tương lai. Để thực hiện điều này, tác giả đã áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ), một phương pháp thường được sử dụng trong kinh doanh nhưng vẫn phù hợp để phân tích các yếu tố trong công nghệ hỗ trợ sinh sản, cụ thể là:

- ĐIỂM MẠNH:
  • Tinh trùng từ tinh hoàn có chất lượng tốt hơn so với tinh trùng xuất tinh.
  • Testi ‑ ICSI cải thiện kết quả điều trị.
- ĐIỂM YẾU:
  • Bằng chứng nghiên cứu hạn chế.
  • Nhiều yếu tố gây nhiễu.
  • Nguyên nhân của SDF khác nhau.
- CƠ HỘI:
  • Bằng chứng xác nhận.
  • Hiệu quả chi phí.
  • Hiệu quả điều trị.
  • Phòng tránh thất bại làm tổ nhiều lần và sẩy thai tái phát.
- NGUY CƠ:
  • Biến chứng phẫu thuật.
  • Sức khỏe của bé sinh ra.
Mô hình phân tích SWOT giúp tập trung vào những điểm mạnh, hiểu những điểm yếu từ đó có thể hỗ trợ trong việc quản lý và giảm thiểu các nguy cơ và tận dụng tối đa lợi thế có thể của các cơ hội có sẵn, từ đó đưa ra các nghiên cứu phù hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân SDF trong tinh dịch cao.

Nguồn tham khảo: Esteves SCRoque MGarrido N. Use of testicular sperm for intracytoplasmic sperm injection in men with high sperm DNA fragmentation: a SWOT analysis. Asian J Androl. 2018 Jan-Feb; 20(1):1-8.


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK