Tin tức
on Thursday 17-10-2019 9:58am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Cao Trí – IVF Vạn Hạnh
Trường hợp có thai đầu tiên sau khi thực hiện kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) được công bố cách nay khoảng 25 năm (vào năm 1994) và sau hơn 20 năm phát triển, mặc dù tỉ lệ noãn trưởng thành và tỉ lệ thai đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung hiệu quả vẫn còn thấp so với thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với kỹ thuật kích thích buồng trứng thường quy (COS). Kỹ thuật IVM đặc biệt hiệu quả với nhóm bệnh nhân bị hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), với quy trình hạn chế tối đa nguy cơ quá kích buồng trứng, bên cạnh đó nhóm đối tượng phụ nữ cần bảo tồn khả năng sinh sản khi điều trị cũng là nhóm cần đến IVM. Với ước tính đến nay khoảng hơn 5000 trẻ đã được sinh ra nhờ IVM, tuy nhiên các công bố về sự an toàn của công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế như: cỡ mẫu còn ít, các công bố không theo một quy trình IVM cố định, công bố lớn nhất về trẻ sinh khi sử dụng IVM lại được thực hiện trên nhóm đối tượng non-PCOS, các nghiên cứu trên nhóm bị PCOS lại tính chung chung mà không phân thành từng loại kiểu hình PCOS trong khi đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và sơ sinh. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về các biến chứng sản khoa và sơ sinh ở nhóm bệnh nhân PCOS thực hiện thụ tinh ống nghiệm với kỹ thuật IVM so với kích thích buồng trứng thông thường, với quy trình điều trị được kiểm soát và trên cỡ mẫu lớn.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu phân tích dữ liệu sản khoa và sơ sinh từ 1036 trường hợp mang thai lâm sàng ở bệnh nhân PCOS sau một chu kỳ IVM hoặc COS trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2016. Tổng cộng có 393 trường hợp mang đơn thai với tuổi thai ngoài 20 tuần được phân tích. Trường hợp noãn hiến tặng, IVF cổ điển hoặc xét nghiệm di truyền và tinh trùng từ thủ thuật được loại trừ. Kết quả mang thai được phân tích ở những phụ nữ có kiểu hình PCOS A, C hoặc D, được xác định bởi tiêu chí Rotterdam. Dữ liệu từ 164 trường hợp mang thai sau 20 tuần thực hiện IVM được so sánh với 229 trường hợp mang thai sau COS. Tiêu chuẩn mang thai trong nhóm IVM được nhận sau khi thực hiện kích thích buồng trứng tối thiểu và thực hiện ICSI với noãn GV được nuôi IVM đến giai đoạn metaphase II sau 28 đến 40 giờ nuôi cấy. hCG không được sử dụng khi chọc hút noãn. Các kết quả được phân tích hoặc báo cáo gồm các trường hợp mang thai đơn, các biến chứng sản khoa bất lợi và các thông số sức khỏe sơ sinh, đặc biệt là cân nặng trẻ, sinh non, tuổi thai nhỏ, tuổi thai lớn, tử vong chu sinh và tỷ lệ dị tật lớn/nhỏ. Tỷ lệ mắc các rối loạn tăng huyết áp thai kỳ (HDP), cân nặng khi sinh được phân tích bằng hồi quy tuyến tính, được điều chỉnh các biến điều trị có liên quan và đặc điểm của mẹ.
Các kết quả chính:
Nhóm IVM và COS có sự khác biệt đáng kể (P <0,001) về mức AMH của mẹ và phân bố kiểu hình PCOS, với kiểu hình PCOS-A nhiều hơn ở nhóm IVM. Phụ nữ mang thai trong nhóm IVM trẻ hơn so với phụ nữ mang thai trong nhóm COS (P = 0,05). Liên quan đến các biến chứng sản khoa ở thai kỳ đơn thai, trong phân tích chưa được điều chỉnh, các bà mẹ có con trong nhóm IVM thường bị HDP (29/164 (17,9%) hơn so với 22/229 (9,6%), P = 0,02) so với nhóm COS. Cân nặng trẻ sau sinh ở hai nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn (standard deviation score, SDS) khá tương đồng (0,51 ± 0,94 sau IVM so với 0,33 ± 1,05 sau COS, P = 0,19). Tỷ lệ sinh non (32-36,9 tuần tuổi) và tỷ lệ sinh non sớm (<32 tuần) cũng tương tự nhau ở cả hai nhóm. Tổng tỷ lệ dị tật là 4,1% ở nhóm IVM và 2,4% ở nhóm COS. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho các yếu tố gây nhiễu có liên quan cho thấy số lần mang thai là yếu tố tiên đoán độc lập duy nhất (P=0,04) cho SDS cân nặng trẻ khi sinh. Phân tích hồi quy đa thức cho thấy BMI, số lần mang thai và công nghệ hỗ trợ sinh sản (IVM trái ngược với COS) có mối tương quan đáng kể với tỷ lệ mắc HDP. Chỉ những bệnh nhân có kiểu hình PCOS A cho thấy xu hướng mắc HDP cao hơn khi thực hiện IVM so với nhóm COS.
Kết luận:
Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, so với COS, IVM noãn từ các nang thứ cấp nhỏ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sơ sinh của trẻ ở nhóm bệnh nhân mắc PCOS. Nguy cơ tăng HDP được quan sát thấy ở những bệnh nhân có kiểu hình PCOS A khi thực hiện IVM và cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Nguồn tham khảo:
Mostinckx, L., I. Segers, F. Belva, R. Buyl, S. Santos-Ribeiro, C. Blockeel, et al., Obstetric and neonatal outcome of ART in patients with polycystic ovary syndrome: IVM of oocytes versus controlled ovarian stimulation. Hum. Reprod. 2019 10.1093/humrep/dez086.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích Swot: sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn để thực hiện icsi đối với các trường hợp tinh trùng có dna phân mảnh cao - Ngày đăng: 17-10-2019
Đa thai với IVF/ICSI và nguy cơ dị tật bẩm sinh: một phân tích tổng hợp của nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 17-10-2019
Globozoospermia một phần với lựa chọn tinh trùng bằng axit Hyaluronic - Ngày đăng: 17-10-2019
Hệ thống Hyaluronan-binding để lựa chọn tinh trùng - Ngày đăng: 17-10-2019
Tỉ lệ có thai khi sử dụng tinh trùng có tỉ lệ phân mảnh dna tinh trùng cao - Ngày đăng: 14-10-2019
Đánh giá hiệu quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sử dụng Hyaluaronic acid và Polyvinylpyrrolidone - Ngày đăng: 14-10-2019
Hiệu quả khâu cổ tử cung trên thai kỳ song thai tiền sử sinh non - Ngày đăng: 14-10-2019
Các cặp Microrna tinh trùng: những quan điểm mới trong việc tìm kiếm các dấu ấn sinh học sinh sản nam - Ngày đăng: 14-10-2019
Một khía cạnh trong Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – Vấn đề trầm cảm/ lo âu: Body-image - Ngày đăng: 14-10-2019
Tương quan giữa sắt, canxi và stress oxy hóa với chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 06-11-2019
Vai trò của đậu nành với sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 08-10-2019
Chiến lược chuyển phôi nang đông lạnh ở phụ nữ hơn 35 tuổi - Ngày đăng: 08-10-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK