Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 25-10-2019 2:51pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS. Lê Tiểu My

Khi thai lớn, nếu mẹ nằm ngửa khi ngủ làm thay đổi đáng kể huyết động, do chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, động mạch chủ làm giảm cung lượng tim, giảm lưu lượng máu động mạch tử cung, từ đó có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu đến thai nhi. Một vài nghiên cứu đã công bố cho thấy tăng nguy cơ thai lưu sau 28 tuần gấp 2,6 lần (aOR, 2,63; 95% CI, 1,72-4,04). Với lý giải sự thay đổi lưu lượng tuần hoàn tử cung – nhau làm hạn chế tăng trưởng của thai nhi, một khảo sát được tiến hành nhằm phân tích ảnh hưởng của tư thế mẹ khi ngủ đến cân nặng thai nhi lúc sinh ở giai đoạn thai sau 28 tuần.

Tổng cộng có 1760 thai phụ độ tuổi trung bình khoảng 30 tham gia nghiên cứu. Tất cả các thai phụ đều mang đơn thai ở giai đoạn từ 28 tuần trở lên. Có 57 (3,2%) trường hợp cho biết họ thường ngủ nằm ngửa trong khoảng 1 đến 4 tuần trước đó. So sánh cân nặng lúc sinh, bách phân vị của cân nặng thai lúc sinh ở hai nhóm có tư thể nằm ngửa và không nằm ngửa khi ngủ cho thấy:
  • Cân nặng khi sinh trung bình của nhóm ngủ nằm ngửa là 3410 gam so với nhóm thai phụ không nằm ngửa - 3554 gam (aMD, 144 g; 95% CI, −253 đến −36 g; P = 0,009).
  • Hiệu chỉnh cân nặng theo INTERGROWTH-21st cho thấy giảm khoảng 10% cân nặng theo bách phân vị (48,5 so với 58,6; aMD, −10,1; 95% CI, −17.1 đến -3.1).
  • Nhóm bệnh nhân ngủ nằm ngửa tăng gấp 3 lần nguy cơ cân nặng khi sinh nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA - trọng lượng khi sinh thấp hơn bách phân vị thứ 10 theo tuổi thai) theo tiêu chuẩn INTERGROWTH-21st (aOR, 3.23; 95% CI, 1.37-7.59) và tăng không đáng kể theo tiêu chuẩn tùy chỉnh cân nặng khi sinh trong tuổi thai (AOR, 1,63; KTC 95%, 0,77-3,44).
Kết quả so sánh trên đã điều chỉnh theo tuổi thai, giới tính thai nhi, tuổi mẹ và các bệnh lý sẵn có như tăng huyết áp, đái tháo đường giữa hai nhóm.

Các tác giả cho rằng tư thế nằm ngửa của mẹ có liên quan đến việc giảm cung lượng tim của mẹ và cung cấp máu cho thai nhi sau đó, vì vậy, có thể giải thích cơ chế tư thế đi ngủ của mẹ có thể góp phần ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi lúc sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ nằm ngửa là yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ giảm cân nặng thai. Nhóm nghiên cứu xác định đây là nghiên cứu đầu tiên xác định mối liên quan giữa tư thế ngủ của mẹ và cân nặng khi sinh ở phụ nữ mang thai. Thông tin này có thể giúp các bác sĩ tư vấn bệnh nhân trong giai đoạn sau của thai kỳ. Việc chọn lựa tư thế ngủ nếu có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng thai thật sự là điều cần lưu ý.
 
Lược dịch từ: Association of Supine Going-to-Sleep Position in Late Pregnancy With Reduced Birth Weight: A Secondary Analysis of an Individual Participant Data Meta-analysis - JAMA Network Open. 2019;2(10):e1912614. doi:10.1001/jamanetworkopen.2019.12614

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK