Tin tức
on Friday 25-10-2019 2:50pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Thị Liên Thi - IVFMD FAMILY
Trong thụ tinh trong ống nghiệm, số noãn tối ưu cho một chu kỳ chọc hút thường được cho là từ 13 đến 15 noãn. Mục tiêu của TTTON có kích thích buồng trứng (KTBT) là để thu nhận số lượng noãn đủ để có thể tạo phôi tốt, giúp bệnh nhân có cơ hội có thai và sinh con. Và mặc dù có thể thu nhận được nhiều noãn hơn, nhưng kích thích buồng trứng quá nhiều có thể dẫn đến hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS), một trong những biến chứng của KTBT. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu lại cho thấy càng nhiều noãn thu nhận được, tỷ lệ thành công lại không tăng thêm.
Một số quan điểm cho rằng TTTON với chu kỳ tự nhiên hoặc KTBT nhẹ (mild stimulation), với số noãn ít hơn nhưng có chất lượng tốt hơn.
Câu hỏi đặt ra là thực tế có phải thu nhận được nhiều noãn hơn thì noãn và phôi có chất lượng kém hơn hay không?
Vermey (2019) đã đánh giá dữ liệu về số lượng noãn chọc hút được và các kết quả lâm sàng. Đánh giá này dựa trên 28 nghiên cứu và nhìn chung, kết quả cho thấy rằng, càng có nhiều noãn hơn thì:
Câu hỏi đặt ra là thực tế có phải thu nhận được nhiều noãn hơn thì noãn và phôi có chất lượng kém hơn hay không?
Vermey (2019) đã đánh giá dữ liệu về số lượng noãn chọc hút được và các kết quả lâm sàng. Đánh giá này dựa trên 28 nghiên cứu và nhìn chung, kết quả cho thấy rằng, càng có nhiều noãn hơn thì:
- Số lượng phôi giai đoạn phân chia chất lượng tốt nhiều hơn (dựa trên 7 nghiên cứu)
- Nhiều phôi nang chất lượng tốt hơn (2 nghiên cứu)
- Số noãn trưởng thành nhiều hơn (5 nghiên cứu)
- Số hợp tử thụ tinh (2PN) nhiều hơn (8 nghiên cứu)
- Có nhiều phôi lưỡng bội hơn (3 nghiên cứu)
Vì vậy, có vẻ như nhiều noãn hơn đồng nghĩa với cơ hội thành công cao hơn!
Mỗi bước của IVF đều có xác suất kèm theo số noãn mất đi (do noãn không trưởng thành, noãn không thụ tinh, phôi không phát triển, phôi lệch bội, vv...). Ở một số bệnh nhân, số noãn hữu dụng nhiều hơn, một số bệnh nhân số noãn hữu dụng lại ít hơn. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật đông lạnh phôi, KTBT- GnRH agonist trigger và tối đa hóa số lượng noãn có thể dẫn đến tăng tỷ lệ sinh sống tích lũy và rút ngắn thời gian có thai để có trẻ sinh sống. Tuy nhiên, một vấn đề khác của số noãn thu nhận nhiều là số phôi tồn dư nhiều có thể không được sử dụng. Do đó cần phải cân bằng giữa hiệu quả, lợi ích và chi phí đông lạnh cũng như gánh nặng cho việc xử lý vấn đề phôi tồn dư.
Tài liệu tham khảo:
Vermey BG, Chua SJ, Zafarmand MH, Wang R, Longobardi S, Cottell E, Beckers F, Mol BW, Venetis CA, D'Hooghe T (2019). Is there an association between oocyte number and embryo quality? A systematic review and meta-analysis. Reprod Biomed Online. 2019 Jul 3. pii: S1472-6483(19)30600-5. doi: 10.1016/j.rbmo.2019.06.013.
Mỗi bước của IVF đều có xác suất kèm theo số noãn mất đi (do noãn không trưởng thành, noãn không thụ tinh, phôi không phát triển, phôi lệch bội, vv...). Ở một số bệnh nhân, số noãn hữu dụng nhiều hơn, một số bệnh nhân số noãn hữu dụng lại ít hơn. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật đông lạnh phôi, KTBT- GnRH agonist trigger và tối đa hóa số lượng noãn có thể dẫn đến tăng tỷ lệ sinh sống tích lũy và rút ngắn thời gian có thai để có trẻ sinh sống. Tuy nhiên, một vấn đề khác của số noãn thu nhận nhiều là số phôi tồn dư nhiều có thể không được sử dụng. Do đó cần phải cân bằng giữa hiệu quả, lợi ích và chi phí đông lạnh cũng như gánh nặng cho việc xử lý vấn đề phôi tồn dư.
Tài liệu tham khảo:
Vermey BG, Chua SJ, Zafarmand MH, Wang R, Longobardi S, Cottell E, Beckers F, Mol BW, Venetis CA, D'Hooghe T (2019). Is there an association between oocyte number and embryo quality? A systematic review and meta-analysis. Reprod Biomed Online. 2019 Jul 3. pii: S1472-6483(19)30600-5. doi: 10.1016/j.rbmo.2019.06.013.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vitamin C ảnh hưởng như thế nào đến chức năng tinh trùng trong quá trình swim-up? - Ngày đăng: 25-10-2019
Phương pháp lựa chọn tinh trùng giúp cải thiện hình thái phôi và kết quả lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh nam - Ngày đăng: 25-10-2019
Tỷ lệ noãn chưa trưởng thành cao trong đoàn hệ noãn chọc hút làm giảm tỷ lệ thụ tinh, sự phát triển phôi, tỷ lệ thai và tỷ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 23-10-2019
Sử dụng deep learning như một công cụ dự đoán tiềm năng phát triển của phôi nang nuôi cấy với tủ time-lapse đến giai đoạn hình thành tim thai - Ngày đăng: 17-10-2019
So sánh kết quả sản khoa và sơ sinh khi thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật nuôi noãn trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) với kích thích buồng trứng thông thường (COS) ở nhóm bệnh nhân buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 17-10-2019
Phân tích Swot: sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn để thực hiện icsi đối với các trường hợp tinh trùng có dna phân mảnh cao - Ngày đăng: 17-10-2019
Đa thai với IVF/ICSI và nguy cơ dị tật bẩm sinh: một phân tích tổng hợp của nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 17-10-2019
Globozoospermia một phần với lựa chọn tinh trùng bằng axit Hyaluronic - Ngày đăng: 17-10-2019
Hệ thống Hyaluronan-binding để lựa chọn tinh trùng - Ngày đăng: 17-10-2019
Tỉ lệ có thai khi sử dụng tinh trùng có tỉ lệ phân mảnh dna tinh trùng cao - Ngày đăng: 14-10-2019
Đánh giá hiệu quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sử dụng Hyaluaronic acid và Polyvinylpyrrolidone - Ngày đăng: 14-10-2019
Hiệu quả khâu cổ tử cung trên thai kỳ song thai tiền sử sinh non - Ngày đăng: 14-10-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK