Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 29-10-2019 11:28am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận

Sẩy thai là vấn đề nan giải trong sinh sản tự nhiên cũng như điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Có khoảng 1% các cặp vợ chồng có tiền căn sẩy thai liên tiếp và trên toàn thế giới tỉ lệ sẩy thai chiếm khoảng 20% mỗi năm. Nguyên nhân chính của sẩy thai liên tiếp được xác định là bất thường tử cung, bất thường nhiễm sắc thể, nhiễm trùng, bất thường miễn dịch và nội tiết. Tuy nhiên vẫn có khoảng 40%-50% trường hợp không xác định được nguyên nhân sẩy thai và những bệnh nhân này được xếp vào nhóm sẩy thai không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, có nhiều giả thuyết cho rằng các yếu tố từ nam giới cũng có liên quan đến sẩy thai vì người bố đóng góp một nửa vật chất di truyền cho sự phát triển của thai và nhau thai. Vì vậy, một số tác giả cho rằng phân tích những yếu tố về tinh trùng cho phép xác định được nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp. Tinh dịch đồ là xét nghiệm đầu tay đánh giá khả năng sinh sản của nam giới nhưng không phản ánh được đặc điểm di truyền của tinh trùng. Nên một số nhóm tác giả cho rằng biết được tính toàn vẹn của DNA tinh trùng có thể giúp xác định nguyên nhân gây sẩy thai.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sai hỏng DNA tinh trùng tác động xấu đến kết quả sinh sản và những bệnh nhân vô sinh có chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cao hơn những người có khả năng sinh sản bình thường. Nhưng một số nghiên cứu khác cho thấy không có mối tương quan giữa hai giá trị này. Vì vậy Narges Kamkar và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu cứu này nhằm đánh giá tác động của phân mảnh DNA tinh trùng, các gốc oxy hoá tự do (ROS) với sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân.

Nghiên cứu thực hiện trên 42 cặp đôi sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2017. Các thông số tinh dịch đồ, chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng được đo bằng kỹ thuật SCSA và TUNEL cũng như chỉ số ROS của những bệnh nhân này được so sánh với nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Không có sự khác biệt về tổng số tinh trùng và hình dạng tinh trùng ở hai nhóm nhưng tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng. Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng đo bằng kỹ thuật SCSA cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân sẩy thai không rõ nguyên nhân (25,95 ± 10,20 và 19,44 ± 7,62; p<0,001). Tương tự như vậy, tỉ lệ tinh trùng sai hỏng đo bằng kỹ thuật TUNEL cũng cao hơn ở nhóm sẩy thai không rõ nguyên nhân (14,49 ± 6,09 với 9,65 ± 3,66, P<0,01). Và đặc biệt là chỉ số ROS ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng rất nhiều (84,85 ± 23,92 và 12,26 ± 6,22; p<0,001).

Như vậy nghiên cứu này cho thấy phân mảnh DNA tinh trùng có thể là một phần nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp. Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng đo bằng kỹ thuật SCSA và TUNEL cũng như chỉ số ROS ở nhóm sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân cao hơn đáng kể so với nhóm chứng. Vì vậy, trong trường hợp chưa xác định được nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp, xét nghiệm đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng có thể là một công cụ hiệu quả để tìm ra nguyên nhân.


Nguồn: The relationship between sperm DNA fragmentation, free radicals and antioxidant capacity with idiopathic repeated pregnancy loss. Reproductive Biology. 10.1016/j.repbio.2018.11.002

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK