Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 29-10-2019 11:14am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Phú Nhuận

Quá trình thụ tinh diễn ra sau khi hoạt hóa noãn thành công, quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến cả tinh trùng và noãn, và một trong những yếu tố quan trọng làm trung gian cho quá trình này là nồng độ Ca2+ trong noãn. Nó được kích hoạt bởi yếu tố tinh trùng phospholipase C zeta. Tuy nhiên, trong quá trình ICSI, tinh trùng được đưa vào toàn bộ tế bào chất của noãn. Do đó, các vấn đề thụ tinh là thất bại thụ tinh hoàn toàn (TFF) hoặc giảm tỷ lệ thụ tinh được cho là do sự suy yếu trong việc giải phóng các yếu tố kích hoạt noãn từ tinh trùng sau ICSI. Ngày nay, một chiến lược được sử dụng để giải quyết vấn đề này là hoạt hóa noãn nhân tạo (AOA). Đây là phương pháp sử dụng các Ca2+ ionophores và thường được sử dụng trong các vấn đề như TFF và globozoospermia. Do đó, Seda Karabuluta và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này để khảo sát các tác động có thể có của AOA đối với các nhóm bệnh nhân khác nhau bị thất bại thụ tinh.

Nghiên cứu phân tích và so sánh kết quả ICSI với AOA của bốn nhóm bệnh nhân (TFF trước đó; oligoasthenoteratozoospemia (SOAT): mật độ tinh trùng <1 triệu/ml, tổng di động <30% và hình dạng bình thường <4%; số lượng noãn thấp (LON): ≤3; và nhóm tinh trùng đông lạnh (FS)). Tổng cộng có 138 chu kỳ được đưa vào nghiên cứu, 78 chu kỳ được thực hiện AOA và 60 chu kỳ đối chứng. Bệnh nhân trong các chu kỳ có tuổi trung bình là 37 và số lượng noãn trung bình trưởng thành là 6,4. Mẫu tinh trùng trong nghiên cứu được đánh giá theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới 2010 và được chuẩn bị bằng phương pháp gradient. Noãn được hoạt hóa bằng CaI. Nghiên cứu tiến hành theo dõi phôi đến ngày 3 và chuyển phôi với số lượng phôi chuyển là tương tự nhau ở tất cả các nhóm và nhóm đối chứng.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ thụ tinh của các nhóm SOAT, LON và FS tương tự như nhóm đối chứng (lần lượt là 69–65.5%, 80.2–66.7%, 61.2–59.2%,) (p > 0.05); tuy nhiên, nhóm TFF có tỷ lệ thụ tinh cao hơn đáng kể (74,1%) so với các nhóm AOA còn lại và nhóm đối chứng (lần lượt là p = 0.03; p = 0.000). Thông số thứ hai được phân tích là tỷ lệ phôi chất lượng tốt. Các nhóm SOAT và FS có tỷ lệ phôi chất lượng tốt cao nhất so với nhóm đối chứng (lần lượt là 50–20%, 77.7–50%), mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Không giống như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi chất lượng tốt trong nhóm TFF thấp hơn đáng kể (22,8%) so với các nhóm AOA còn lại (lần lượt là 50%, 32%, 77.7%) (p < 0.05). Tỷ lệ thai lâm sàng là thông số thứ ba được phân tích. Nhóm FS có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (lần lượt là 100%, 40%) (p = 0.000). Các nhóm AOA khác cũng có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Trong nhóm AOA, tỷ lệ thai lâm sàng thấp hơn ở nhóm TFF (28,6%) so với nhóm SOAT và FS (lần lượt là 66,6%, 100%) nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu cho thấy, nhóm TFF có kết quả tốt nhất từ quá trình AOA với tỷ lệ thụ tinh tăng đáng kể nhưng tỷ lệ phôi chất lượng tốt và tỷ lệ thai lâm sàng lại thấp hơn so với các nhóm AOA còn lại. Điều này chứng tỏ rằng các vấn đề khác có thể xảy ra cùng với sự thiếu hụt Ca2+ trong nhóm này. Bên cạnh đó, đây là nghiên cứu đầu tiên về tác động của AOA lên nhóm FS cho thấy khả năng thụ tinh của tinh trùng giảm theo quy trình bảo quản lạnh nhưng khả năng phát triển phôi chất lượng tốt và tỷ lệ thai lâm sàng cao. Do đó, AOA nên được cân nhắc là một kỹ thuật cho các chu kỳ FS. Tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và tỷ lệ thai lâm sàng dường như tăng lên trong tất cả các nhóm chỉ định cho thấy rằng không chỉ bệnh nhân TFF mà còn rất nhiều bệnh nhân có chỉ định khác nhau có thể có hiệu quả từ AOA. Do đó, cần có các nghiên cứu sâu hơn với kích thước mẫu lớn hơn để xác định được tiềm năng to lớn của phương pháp AOA về lợi ích lâm sàng, đặc biệt là mở rộng nhóm bệnh có thể ứng dụng kỹ thuật này.

Nguồn: Seda Karabulut (2018), Artificial oocyte activation with calcium ionophore for frozen sperm cycles, Systems Biology in Reproductive Medicine. DOI: 10.1080/19396368.2018.1452311.



Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK