Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 11-11-2019 11:10am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Hồ Lan Trâm – IVFMD Tân Bình

Hiện nay có hơn 8 triệu trẻ em trên thế giới được sinh ra nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Đồng thời, tại thời điểm hiện tại, các hội chứng ung thư ở trẻ em cũng dần gia tăng. Do đó, nảy lên sự tranh cãi giữa các nhóm nghiên cứu về nguy cơ mắc ung thư ở trẻ sinh ra từ ART. Nhiều kết quả nghiên cứu đoàn hệ so sánh giữa tỷ lệ ung thư giữa trẻ sinh ra từ ART với trẻ sinh tự nhiên đã cho thấy có sự rất khác biệt trong kết quả phân tích: từ không có nguy cơ đến có nguy cơ cao và thậm chí là ART có khả năng loại bỏ nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại dùng các phương pháp khác nhau như việc áp dụng thời gian theo dõi nhi khoa cũng như sử dụng các định nghĩa về ART khác nhau.

Đã có giả thuyết rằng việc tiếp xúc với các yếu tố hormone cũng như các tác động thay đổi epigenetic trong quá trình nuôi cấy có khả năng tác động làm thay đổi biểu hiện gen, và từ đó dẫn đến nguy cơ mắc ung thư. Trên cơ sở đó, nghiên cứu gần đây của Giboa D và cs (2019) thực hiện nhằm mục đích:

1) So sánh nguy cơ ung thư trên một quần thể lớn trẻ sinh ra từ ART với quần thể trẻ sinh tự nhiên. 

2) Tiến hành một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu đoàn hệ để đánh giá sự tương quan giữa việc điều trị ART với kết quả ung thư ở trẻ em tiếp sau đó.

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên quần thể các trẻ em được sinh ra ở Israel là những thành viên của Tổ Chức Chăm Sóc Sức Khỏe Maccabi (MHS) trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2016. Đồng thời, các trẻ em này cũng được theo dõi bởi Cơ Sở Đăng Ký Ung Thư Trẻ Em Israel (IGS) để theo dõi chẩn đoán ung thư trước năm 16 tuổi. Cùng lúc đó, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp các nghiên cứu đoàn hệ với hơn 5000 ca trẻ sinh ra từ bệnh nhân được điều trị và theo dõi ung thư ngay sau thực hiện ART.

Kết quả: Trong nghiên cứu đoàn hệ, tỷ lệ nguy cơ mắc ung thư trẻ em sau khi thực hiện ART là 0,95 (95% CI, 0,76 – 1,19). Nguy cơ tương đối (RR) đạt 1,09 (95% CI, 0,79 – 1,48). Phân tích tổng hợp từ 13 nghiên cứu đoàn hệ với tổng cộng 750.138 phụ nữ được điều trị ART (trong đó có 1152 ca ung thư trẻ em) và 214.008.000 phụ nữ bình thường để đối chứng (trong đó có 30.458 ca ung thư trẻ em) không cho thấy nguy cơ gia tăng ung thư trẻ em (RR 0,99; 95% CI, 0,85 – 1,15).

Kết luận: Dựa vào đánh giá trên một quần thể số lượng lớn, việc điều trị ART nói chung và IVF nói riêng không liên quan đến việc làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ em.

Nguồn: Assisted reproductive technology and the risk of pediatric cancer: A population based study and a systematic review and meta analysis. DOI: 10.1016/j.canep.2019.101613


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK