Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 11-11-2019 4:31pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
 
Sự phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) và các yếu tố liên quan của nó đã được chứng minh có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Chỉ số phân mảnh DNA của tinh trùng (DFI) được coi là thước đo chính để đánh giá SDF, nhưng giá trị tiên đoán của DFI đối với kết cục của hỗ trợ sinh sản (ART) vẫn còn đang được tranh luận.

Một nghiên cứu của nhóm tác giả người Trung Quốc (2019) đã sử dụng cỡ mẫu lớn để phân tích ảnh hưởng của DFI của tinh trùng đến kết quả mang thai sau điều trị ART, và mối quan hệ của nó với tỉ lệ thụ tinh và phát triển phôi IVF / ICSI.

Mối liên quan của DFI được đo bằng xét nghiệm cấu trúc nhiễm sắc thể tinh trùng (SCSA) và kết quả mang thai sau điều trị ART được phân tích hồi cứu trong 2.622 chu kỳ điều trị ART, trong đó 1.185 chu kỳ IUI, 1.221 chu kỳ IVF và 216 chu kỳ ICSI. Tỷ lệ mang thai, sẩy thai sớm, thụ tinh và phôi chất lượng tốt từ các chu kỳ IVF và ICSI được so sánh giữa các nhóm DFI thấp (DFI 15%), DFI trung bình (15% 30%). Ngoài ra, các mối quan hệ giữa DFI tinh trùng và các lối sống của nam giới như tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), hút thuốc và uống rượu, cũng như các thông số tinh dịch thông thường đã được phân tích.

Kết quả:
  • Tỷ lệ thai lâm sàng sau IUI ở các nhóm DFI tinh trùng cao, trung bình và thấp lần lượt là 12,5% (11/88), 14,3% (48/336) và 13,4% (102/761), không có sự khác biệt thống kê giữa các nhóm (P = 0,88). Tuy nhiên, tỷ lệ sẩy sớm ở những nhóm này lần lượt là 27,3% (3/11), 14,6% (7/48) và 4,9% (5/102) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,02).
  • Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng, sẩy thai sớm, thụ tinh và tỉ lệ phôi chất lượng tốt trong các chu kỳ IVF hoặc ICSI giữa các nhóm DFI khác nhau (P <0,05).
  • DFI có tương quan nghịch với mật độ tinh trùng, tỉ lệ sống và hình thái bình thường của tinh trùng trong phân tích tinh dịch đồ.
  • DFI cũng có mối tương quan thuận với tuổi tác, thời gian kiêng xuất tinh và lối sống không lành mạnh.
Xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng là một xét nghiệm ngày càng phổ biến để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới, nhưng ý nghĩa của nó như là một yếu tố tiên đoán kết quả mang thai sau điều trị ART cần được nghiên cứu chứng minh thêm nữa.


Nguồn: The effect of sperm DNA fragmentation index on assisted reproductive technology outcomes and its relationship with semen parameters and lifestyle, Translational Andrology and Urology, 2019, doi:10.21037/tau.2019.06.22
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK