Tin tức
on Monday 11-11-2019 4:34pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Phú Nhuận
Azoospermia không tắc nghẽn (NOA), chiếm khoảng 15% nam giới vô sinh, là tình trạng nghiêm trọng nhất của vô sinh nam. Do sự hư hại bên trong tinh hoàn về sản xuất tinh trùng, tỷ lệ thành công của việc thu nhận tinh trùng thông thường vẫn còn rất thấp. Với những tiến bộ của vi phẫu, điển hình là MicroTESE, tỷ lệ thu hồi tinh trùng (SRR) cao hơn đáng kể so với các phương pháp thông thường. Tuy nhiên, do gánh nặng tài chính và rủi ro liên quan đến việc thu hồi noãn, sẽ có lợi hơn khi có thể dự đoán sự thành công của việc thu hồi tinh trùng bằng cách sử dụng các thông số không xâm lấn trước khi làm thủ thuật. Bên cạnh đó, việc sử dụng tinh trùng tươi hoặc trữ đông từ MicroTESE cũng là một vấn đề đang được tranh luận. Vì vậy, Xiangfeng Chen và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu so sánh các đặc điểm lâm sàng, labo, mô học, kết quả MicroTESE và ICSI của các bệnh nhân azoospermia không tắc nghẽn (NOA) với nguyên nhân khác nhau, sử dụng tinh trùng tươi và trữ đông từ MicroTESE.
Nghiên cứu phân tích hồi cứu với 595 bệnh nhân NOA trải qua MicroTESE. Những người đàn ông được phân loại thành sáu nhóm dựa trên nguyên nhân là NOA nguyên phát (446 - 75,0%), hội chứng Klinefelter (KS) (66 - 11,1%), AZFc microdeletion (34 - 5,7%), tiền sử tinh hoàn lạc chỗ (33 - 5,5%), tiền sử viêm tinh hoàn quai bị (13 - 2,2%) và trường hợp đã trải qua hóa trị (3 - 0,5%). Những trường hợp này được thực hiện MicroTESE, sau đó, các mảnh tinh hoàn được xử lý và kiểm tra trực tiếp dưới kính hiển vi đảo ngược. Các mẫu tinh trùng tươi được sử dụng sau khi ly tâm trong 15 phút với tốc độ 2.000 vòng/phút. Trường hợp noãn không được thu nhận vào cùng ngày hoặc ngày hôm sau của MicroTESE, tinh trùng được trữ đông. Sau đó, mẫu tinh trùng được rã đông, rửa trong môi trường nuôi cấy và ly tâm ở tốc độ 2.000 vòng/phút trong 15 phút. Tiến hành ICSI, kiểm tra thụ tinh và chuyển phôi ngày 3.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ thu hồi tinh trùng tổng thể (SRR) là 40,3% (240/595), SRR của tiền sử tinh hoàn lạc chỗ là (84,8%, 28/33) và nhóm viêm tinh hoàn quai bị (84,6%, 11/13) cao hơn nhiều so với các nhóm khác, SRR của nhóm nguyên phát là thấp nhất (31,8%, 142/446). Bên cạnh đó, trong 198 chu kỳ ICSI sử dụng tinh trùng MicroTESE gồm 155 chu kỳ ICSI MicroTESE tươi và 43 chu kỳ ICSI MicroTESE trữ đông. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phân chia và tỷ lệ thai lâm sàng của nhóm tinh trùng MicroTESE tươi cao hơn một chút so với nhóm tinh trùng MicroTESE trữ đông, nhưng tỷ lệ phôi chất lượng tốt ở nhóm tinh trùng tươi thấp hơn nhóm trữ đông. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả cho thấy, NOA nguyên phát chiếm 75,0% trong tổng số bệnh nhân NOA nhưng SRR của đoàn hệ này tương đối thấp (31,8%) so với các nhóm khác. Có khả năng cao NOA tự phát là do khiếm khuyết di truyền, chẳng hạn như đột biến gen, đa hình gen, di truyền biểu sinh dẫn đến thất bại sinh tinh trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào các yếu tố môi trường, biến đổi di truyền biểu sinh, ... Việc xóa một phần nhiễm sắc thể Y, methyl hóa DNA, đột biến gen đặc hiệu của tinh hoàn có thể là nguyên nhân thực sự của bất thường về sự sinh tinh trùng.
Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân có thể là yếu tố tiên lượng hiệu quả đối với SRR ở bệnh nhân NOA. NOA có nguyên nhân xác định, chẳng hạn như tiền sử tinh hoàn lạc chỗ, có SRR cao, trong khi NOA nguyên phát, loại NOA phổ biến nhất, có SRR thấp nhất. Sử dụng tinh trùng trữ đông từ MicroTESE có kết quả lâm sàng tương tự như tinh trùng tươi, điều này khẳng định thêm cho sự ổn định và tính khả thi của tinh trùng trữ đông từ MicroTESE trong điều trị ICSI và giá trị của các ứng dụng lâm sàng. Từ đó, mang lại hữu ích trong việc tư vấn cho bệnh nhân trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và quy trình hỗ trợ sinh sản phù hợp.
Nguồn: Xiangfeng Chen (2019), Comparison and outcomes of nonobstructive azoospermia patients with different etiology undergoing MicroTESE and ICSI treatments, Translational Andrology and Urology. doi: 10.21037/tau.2019.04.08.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá cấu trúc nhiễm sắc thể và phân mảnh dna tinh trùng ở những người đàn ông vô sinh có hình dạng tinh trùng đuôi ngắn bất động - Ngày đăng: 11-11-2019
Ứng dụng 17-ALPHA HYDROXYPROGESTERONE CAPROATE trong dự phòng sinh non ở thai phụ tiền căn sinh non - Ngày đăng: 11-11-2019
Nồng độ TSH và kết quả thai ở phụ nữ có chức năng tuyến giáp bình thường thực hiện IVF/ICSI - Ngày đăng: 06-11-2019
Chuyển phôi bất thường nhiễm sắc thể sau khi thực hiện PGT-A: theo dõi tỷ lệ trẻ sinh sống trên toàn thế giới - Ngày đăng: 06-11-2019
Động học phát triển của phôi có liên quan đến kết quả lâm sàng trong chu kỳ chuyển đơn phôi có thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 30-10-2019
Tinh chỉnh việc lựa chọn phôi nang dựa trên hình thái học: một phân tích đa trung tâm với 2461 ca chuyển đơn phôi nang - Ngày đăng: 30-10-2019
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng, gốc tự do với sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 29-10-2019
Myoinositol cải thiện chất lượng tinh trùng sau rã đông - Ngày đăng: 29-10-2019
Mối tương quan giữa tỉ lệ phôi khảm và chất lượng tinh trùng ở nam giới - Ngày đăng: 29-10-2019
Vai trò của gen FMR1 trong sẩy thai tự phát liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 29-10-2019
Hoạt hóa noãn nhân tạo với CANXI IONOPHORE - Ngày đăng: 29-10-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK