Tin tức
on Monday 11-11-2019 1:56pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Phú Nhuận
Bệnh lý của lạc nội mạc tử cung và tác động của nó đối với sự phát triển phôi vẫn là một ẩn số trong y học sinh sản. Các nghiên cứu gần đây cho rằng kết quả điều trị ARV tương tự ở bệnh nhân có và không có lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên, nguy cơ sẩy thai cao hơn ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung. Do đó, rất khó để suy đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh tác động đến sự phát triển của phôi. Một đặc điểm tốt hơn để đánh giá ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung là so sánh đặc điểm về hình thái trong chu kỳ tế bào và sự đồng bộ của phân chia tế bào ở tất cả các giai đoạn của bệnh, nhưng vẫn chưa được thực hiện. Do đó Michael Schenk và cộng sự thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đến các thông số động lực học hình thái của sự phát triển phôi bằng time-lapse.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 1148 phôi (đối chứng: 596, lạc nội mạc tử cung: 552). Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn I (tối thiểu: 38), giai đoạn II (nhẹ: 21), giai đoạn III (trung bình: 20) và giai đoạn IV (nặng: 7). Bệnh nhân được kích thích buồng trứng với phác đồ GnRH antagonist. Sau khi thụ tinh, phôi được nuôi cấy và theo dõi trong hệ thống Time-lapse, sau đó tiến hành chuyển phôi ngày 3, 4, 5 tùy vào đặc điểm của từng bệnh nhân (số lượng noãn được thụ tinh, tuổi bệnh nhân và chất lượng phôi trong các lần trước (nếu có)).
Kết quả cho thấy, thời điểm xuất hiện của các hình thái phôi (2PN, 1 tế bào – 9 tế bào, Mor (kết thúc quá trình nén)) của bệnh nhân lạc nội mạc tử cung giống như nhóm đối chứng (p <0,001), tuy nhiên, sự đồng bộ hóa phân chia 2 phôi bào trong chu kỳ tế bào thứ hai (s2) nhanh hơn ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung so với nhóm đối chứng (p <0,05). Phân tích các giai đoạn khác nhau của lạc nội mạc tử cung, phôi từ bệnh nhân giai đoạn IV có thời điểm xuất hiện 9 tế bào sớm hơn so với giai đoạn I, giai đoạn III cũng như nhóm đối chứng (p <0,05, p < 0,01). Bên cạnh đó, phôi từ bệnh nhân giai đoạn IV đạt PN chậm hơn so với bệnh nhân giai đoạn II, và thời điểm 5, 6 và 7 tế bào nhanh hơn so với bệnh nhân giai đoạn III nhưng không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, trong 131 phôi chuyển trong nhóm đối chứng, 33 (25,2%) có tim thai và 32 (24,4%) trẻ sinh sống; trong 119 phôi chuyển trong nhóm lạc nội mạc tử cung, 30 (25,2%) có tim thai và 27 (22,7 %) trẻ sinh sống. Tỉ lệ có tim thai và trẻ sinh sống qua các giai đoạn khác nhau của lạc nội mạc tử cung là giai đoạn I: 33,3% và 28,2%, giai đoạn II: 21,2% và 21,2%, giai đoạn III: 22,5% và 22,5%, giai đoạn IV: 14,3% và 0%. Tuổi phôi chuyển không cho thấy bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào với lạc nội mạc tử cung. Kết quả cho thấy, sự đồng bộ hóa phân chia 2 phôi bào trong chu kỳ tế bào thứ hai (s2) tăng đáng kể trong nhóm lạc nội mạc tử cung so với nhóm đối chứng, có thể được gây ra bởi môi trường viêm và góp phần vào sinh lý bệnh của lạc nội mạc tử cung. Hơn nữa, sự thay đổi này có thể do các quá trình sắp xếp lại tế bào và cơ chế sửa sai DNA gây ra bởi stress oxy hóa. Bên cạnh đó, sự phân chia sớm dẫn đến tỷ lệ phôi chất lượng tốt và tỷ lệ làm tổ cao hơn đáng kể so với phôi phân chia muộn, có thể là một lời giải thích còn thiếu cho kết quả trái ngược trong tài liệu về sự suy yếu trong kết quả điều trị ARV của bệnh nhân lạc nội mạc tử cung.
Nghiên cứu cho thấy, lạc nội mạc tử cung tăng tốc độ đồng bộ hóa phân chia 2 phôi bào trong chu kỳ tế bào thứ hai (s2), nhưng không thay đổi động lực học hình thái. Những thay đổi do bệnh gây ra về sự đồng bộ hóa này có thể là một lời giải thích còn thiếu cho những kết quả trái ngược trong tài liệu liên quan đến điều trị ART ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung. Đây là nghiên cứu đầu tiên về hình thái phôi, tim thai và tỷ lệ trẻ sinh sống, liên quan đến lạc nội mạc tử cung và cũng xem xét sự khác biệt giữa các giai đoạn khác nhau của lạc nội mạc tử cung và nhóm đối chứng. Những phát hiện này một lần nữa chứng minh sự phức tạp của cơ chế bệnh lý lạc nội mạc tử cung và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm sáng tỏ thêm về cơ chế và sự ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung lên phôi.
Nguồn: Michael Schenk (2019), Endometriosis accelerates synchronization of early embryo cell divisions but does not change morphokinetic dynamics in endometriosis patients. https://doi.org/10.1371/journal. pone.0220529.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chất lượng tinh trùng có thể được cải thiện bằng cách bổ sung Lactolycopene trong chế độ ăn - Ngày đăng: 11-11-2019
Yoga giảm stress cho phụ nữ điều trị hiếm muộn - Ngày đăng: 11-11-2019
Các thực phẩm từ sữa có làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung? - Ngày đăng: 11-11-2019
Ảnh hưởng của nhau tiền đạo và nhau cài răng lược lên tăng trưởng thai nhi - Ngày đăng: 11-11-2019
Tiềm năng của phôi lưỡng bội ngày 7 - Ngày đăng: 11-11-2019
So sánh hiệu quả của kĩ thuật IMSI và kĩ thuật ICSI thông thường - Ngày đăng: 11-11-2019
Kiêng xuất tinh 1 giờ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng tỉ lệ phôi lưỡng bội - Ngày đăng: 11-11-2019
So sánh kết cục chu sinh giữa chuyển phôi nang và chuyển phôi giai đoạn phân cắt: phân tích dữ liệu 10 năm - Ngày đăng: 11-11-2019
Quá trình apoptosis của các tế bào granulosa tăng ở những phụ nữ giảm dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 11-11-2019
Hỗ trợ sinh sản và nguy cơ ung thư: Một nghiên cứu dựa trên dân số và tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 11-11-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK