Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 15-11-2019 10:13am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Hồng Châu - IVFMDPN

Tỉ lệ thành công của các chu kỳ IVF có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, chất lượng phôi và khả năng tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung. Trong đó, khả năng tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung được xác định là yếu tố then chốt. Những phương pháp không xâm lấn được sử dụng để đánh giá nội mạc tử cung trong chu kỳ IVF bao gồm siêu âm, hay sử dụng những thông số đánh giá về nội mạc tử cung như độ dày nội mạc (EMT), thể tích hay lưu lượng máu nội mạc. Tuy có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm xem xét mối quan hệ giữa EMT và kết quả IVF, tuy nhiên vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Vì vậy, Ge Gao và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu meta-analysis để xác định mối liên hệ giữa EMT và những kết quả bất lợi trong mang thai.
 
Đối tượng: Có 30 nghiên cứu được chọn trong tổng số 2874 nghiên cứu có trong hệ thống dữ liệu, bao gồm 9 nghiên cứu tiến cứu và 21 nghiên cứu hồi cứu với 88056 chu kỳ được xem xét. Những nghiên cứu này được công bố từ 1996 đến 2018. Giá trị giới hạn của EMT nằm trong khoảng 6.0-14.0 mm. 20 nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân IVF/ICSI, 7 nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân IVF và 3 nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân ICSI.

Các chỉ tiêu đánh giá chính bao gồm tỉ lệ mang thai, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ trẻ sinh sống hoặc thai diễn tiến, tỉ lệ thai ngoài tử cung. Trong đó, tỉ lệ mang thai là chỉ tiêu được đánh giá trong tất cả các nghiên cứu. Kết quả cho thấy phụ nữ có EMT thấp có tỉ lệ mang thai thấp hơn so với những phụ nữ có EMT dày hơn (OR: 0.61; 95%CI: 0.52-0.70; P<0.001). Mối liên hệ giữa EMT và tỉ lệ làm tổ được thu nhận trong 9 nghiên cứu. Chỉ số OR cho thấy EMT thấp liên quan đến sự giảm tỉ lệ làm tổ (OR: 0.49; 95%CI: 0.32-0.74; P=0.001). Tỉ lệ sẩy thai được xác định trong 12 nghiên cứu. Không có mối liên quan đáng kể nào giữa EMT và nguy cơ sẩy thai (OR: 1.33; 95%CI: 0.98-1.80; P=0.070). Tỉ lệ trẻ sinh sống hoặc thai diễn tiến được xác định trong 11 nghiên cứu. Nhìn chung, EMT thấp hơn hay cao hơn có liên quan đến sự giảm tỉ lệ trẻ sinh sống hay thai diễn tiến (OR: 0.60; 95%CI: 0.48-0.73; P<0.001). Tỉ lệ thai ngoài tử cung được xác định trong 3 nghiên cứu và không có mối liên quan đáng kể nào giữa EMT và tỉ lệ thai ngoài tử cung (OR: 1.00; 95%CI: 0.49-2.05; P=0.992).

Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ có EMT mỏng có tỉ lệ mang thai thấp hơn những phụ nữ có EMT dày. EMT mỏng cũng liên quan đến sự giảm tỉ lệ mang thai, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ trẻ sinh sống hoặc thai diễn tiến. Hơn nữa, tỉ lệ sẩy thai cũng tăng khi phụ nữ có EMT mỏng. Tuy nhiên, cần thực hiện những nghiên cứu tiến cứu quy mô lớn để xác định mối liên hệ giữa EMT và tỉ lệ sẩy thai.

Nguồn: Endometrial thickness with in-vitro fertilization: a meta-analysis. Reproductive BioMedicine Online (2019), doi: https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2019.09.005


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK