Tin tức
on Friday 15-11-2019 10:10am
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Lê Tiểu My
Sử dụng kháng sinh dự phòng trong vỡ ối non ở thai non tháng (PPROM) được chứng minh là có hiệu quả so với giả dược qua rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng mạnh chứng tỏ loại kháng sinh nào hiệu quả ưu việt hơn. Các khuyến cáo về sử dụng kháng sinh trong những trường hợp PPROM trước đây ngoài sử dụng chứng cứ yếu còn tiềm ẩn nguy cơ không còn hiệu quả do tình trạng kháng kháng sinh.
Hiện nay, kháng sinh dự phòng trong PPROM đã được khuyến cáo sử dụng thường quy. Dù vậy, để so sánh hiệu quả giữa các phác đồ sử dụng và đánh giá lại chất lượng bằng chứng hiện tại, các nhà nghiên cứu thực hiện tổng quan hệ thống của các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của kháng sinh so với giả dược trong PPROM. Tổng quan gồm 20 nghiên cứu trên 7169 trường hợp với 15 phác đồ điều trị khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy:
Về nhiễm trùng ối: clindamycin phối hợp gentamycin (network relative risk [RR] 0.19, 95% CI 0.05–0.83), penicillin (RR 0.31, 95%CI, 0.16–0.6), ampicillin-sulbactam phối hợp amoxicillin-clavulanic acid (0.32; 95%CI 0.12–0.92), ampicillin (RR 0.52, 95% CI 0.34-0.81), và erythromycin phối hợp ampicillin và amoxicillin (RR 0.71, 95%CI 0.55-0.92), có hiệu quả vượt trội hơn so với giả dược hoặc không can thiệp.
Erythromycin là thuốc duy nhất có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng sơ sinh (RR 0.74, 95%CI 0.56-0.97). Clindamycin phối hợp gentamicin (RR 0.32, 95%CI 0.11-0.89) và erythromycin phối hợp ampicillin thêm amoxicillin (RR 0.83; 95%CI, 0.69–0.99) là phác đồ hiệu quả trong điều trị hội chứng suy hô hấp cấp. Trong khi đó, ampicillin (RR 0.42, 95%CI 0.20- 0.92) và penicillin (RR 0.49, 95%CI 0.25-0.96) có hiệu quả trong giảm tỷ lệ xuất huyết não thất. Không có loại kháng sinh hay phác đồ nào chứng tỏ hiệu quả giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, tử vong chu sinh và hoại tử ruột. Chất lượng chứng cứ tổng hợp được trong phân tích này ở mức trung bình – thấp. Dữ liệu thu thập được chưa có vấn đề nhập Đơn vị săn sóc sơ sinh tích cực, cũng là một yếu tố đáng quan tâm trong PPROM.
Kết luận lại, dựa trên kết quả của tổng quan hệ thống này có thể thấy hiệu quả của một vài nhóm kháng sinh trong nhiễm trùng ối ở những trường hợp PPROM. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được bất kỳ một nhóm kháng sinh nào có hiệu quả vượt trội khi so với các nhóm khác cũng như hiệu quả vượt trội trên các kết cục khác ngoài nhiễm trùng ối. Nhóm tác giả cho rằng vẫn cần cập nhật dữ liệu vì rất có thể có một số nhóm kháng sinh được tổng hợp trong phân tích này đã xảy ra tình trạng kháng kháng sinh trên lâm sàng.
Lược dịch từ: The effect of prophylactic antibiotics for preterm prelabor rupture of membranes on perinatal outcomes: a network meta-analysis of randomized controlled trials – Accepted article in ISUOG journal – Sep.2019 – doi: 10.1002/uog.21884
Từ khóa: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp hiệu quả của kháng sinh dự phòng trong vỡ ối non thai non tháng
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của chỉ số phân mảnh dna tinh trùng đến kết quả IUI và ICSI - Ngày đăng: 15-11-2019
Vô sinh nam và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt - Ngày đăng: 12-11-2019
Chất lượng noãn bào ở phụ nữ thalassaemia thể nặng: góc nhìn từ những chu kỳ IVF - Ngày đăng: 12-11-2019
Trữ đông tinh trùng với số lượng ít: nên thả trực tiếp hay sử dụng hơi nitơ lỏng? - Ngày đăng: 12-11-2019
Việc sử dụng các thông số mới về tổn thương ADN tinh trùng của phương pháp COMET có thể làm tăng tính thực tiễn của phương pháp này trong chẩn đoán vô sinh nam và dự đoán trẻ sinh sống cho cả IVF và ICSI - Ngày đăng: 12-11-2019
Lạc nội mạc tử cung tăng sự đồng bộ hóa của phân chia tế bào phôi sớm nhưng không thay đổi động lực học hình thái - Ngày đăng: 11-11-2019
Chất lượng tinh trùng có thể được cải thiện bằng cách bổ sung Lactolycopene trong chế độ ăn - Ngày đăng: 11-11-2019
Yoga giảm stress cho phụ nữ điều trị hiếm muộn - Ngày đăng: 11-11-2019
Các thực phẩm từ sữa có làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung? - Ngày đăng: 11-11-2019
Ảnh hưởng của nhau tiền đạo và nhau cài răng lược lên tăng trưởng thai nhi - Ngày đăng: 11-11-2019
Tiềm năng của phôi lưỡng bội ngày 7 - Ngày đăng: 11-11-2019
So sánh hiệu quả của kĩ thuật IMSI và kĩ thuật ICSI thông thường - Ngày đăng: 11-11-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK