Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 15-11-2019 10:08am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH - Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Phú Nhuận


Vô sinh nam chưa rõ nguyên nhân chiếm 39-50% trong các trường hợp vô sinh, trong đó chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) cao có thể chiếm 64% trong nhóm vô sinh này (Aktan G và cs., 2013). Nguyên nhân dẫn đến DFI cao bao gồm các yếu tố nội sinh như đột biến gen và các yếu tố ngoại sinh như hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với nhiệt, hóa trị hoặc xạ trị và các gốc oxy hóa tự do trong tinh dịch. Các yếu tố này góp phần làm tăng DFI kể cả ở nhóm nam giới có các thông số tinh dịch bình thường. DFI cao có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển phôi, quá trình làm tổ, sự phát triển thai và tỉ lệ sẩy thai trong chu kì IUI và ICSI (Giwercman A. và cs., 2010).

Nagireddy Siddhartha và cộng sự đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của DFI trên kết quả lâm sàng khi thực hiện IUI và ICSI. Nghiên cứu được thực hiện trên 105 cặp vợ chồng vô sinh, trong đó có 37 cặp vợ chồng được chỉ định ICSI và 68 cặp vợ chồng được chỉ định IUI. Phân mảnh DNA tinh trùng được đánh giá bằng phương pháp TUNEL.

Với giá trị ngưỡng (cut-off) DFI ≥ 20%, kết quả cho thấy chu kì IUI có tỉ lệ thai tương ứng 11,8% ở DFI<20% và 23,5% ở DFI≥20% (p>0,05), tỉ lệ thai lâm sàng DFI<20% là 11,8% và DFI≥20% là 17,6% (p>0,05), không có sự khác biệt đáng kể ở tỉ lệ thai, tỉ lệ thai lâm sàng và sẩy thai ở cả hai giá trị DFI. Ở nhóm ICSI, kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thụ tinh. Tuy nhiên chất lượng phôi tốt ở nhóm DFI<20% cao hơn đáng kể so với DFI≥20% (p<0,05). Tỉ lệ làm tổ và mang thai ở nhóm DFI<20% cao hơn đáng kể so với nhóm DFI≥20%, tương ứng tỉ lệ làm tổ 15,79% và 4,9% (p<0,05); tỉ lệ thai tương ứng là 47,4% và 16,7% (p<0,05).

Như vậy, kết quả từ nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa DFI≥20% và DFI<20% đến tỉ lệ thai trong các chu kì IUI, tuy nhiên DFI≥20% làm giảm đáng kể tỉ lệ mang thai trong các chu kì ICSI. Dù vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu đánh giá trên những dữ liệu đồng nhất và cỡ mẫu lớn hơn về ảnh hưởng của DFI cao đến kết quả trong các chu kì IUI cũng như tỉ lệ sẩy thai ở cả chu kì IUI và ICSI.
 
Nguồn: Nagireddy Siddhartha và cs., (2019). The Effect of Sperm DNA Fragmentation Index on the Outcome of Intrauterine Insemination and Intracytoplasmic Sperm Injection, Journal of Human Reproductive Sciences. DOI:10.4103/jhrs.JHRS_22_19
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK