Tin tức
on Monday 25-11-2019 8:32am
Danh mục: Tin quốc tế
Tính toàn vẹn của DNA tinh trùng được xem là yếu tố rất quan trọng liên quan đến quá trình thụ tinh bình thường, sự phát triển phôi, làm tổ và sẩy thai trong tự nhiên và trong hỗ trợ sinh sản (Osman, 2015). Dù vậy, những nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn sau khi thất bại một hoặc nhiều chu kì ICSI đã sử dụng tinh trùng từ tinh dịch vẫn còn hạn chế. Mohannad Alharbi và cộng sự đã tiến hành đánh giá kết quả thai lâm sàng khi sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn để thực hiện ICSI (T-ICSI) ở những cặp vợ chồng từng thất bại ở chu kì ICSI trước với tinh trùng từ tinh dịch (Ej-ICSI).
Đây là một nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ tháng 12-2012 đến tháng 7-2017 trên ba nhóm: nhóm T-ICSI sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn, thất bại một hoặc nhiều chu kì ICSI trước đó (n=52) với chồng có giá trị SDF vừa và cao (>15% SDF và >30% SDF). Nhóm Ej-ICSI sử dụng tinh trùng từ tinh dịch, thất bại ở chu kì ICSI đầu tiên và vẫn sử dụng tinh trùng từ tinh dịch cho chu kì ICSI thứ hai (n=87). Nhóm Ej-ICSI-high SDF sử dụng tinh trùng từ tinh dịch, thất bại ở một hoặc nhiều chu kì ICSI (n=48) với chồng có giá trị SDF vừa và cao (>15% SDF và >30% SDF). Giá trị SDF được xác định bằng phương pháp SCSA.
Kết quả cho thấy tỉ lệ thụ tinh (mean ± SD) ở nhóm T-ICSI là 0,58±0,27, Ej-ICSI là 0,72±0,21 và Ej-ICSI-high SDF là 0,7±0,23 (p<0,05). Số phôi chuyển ở nhóm T-ICSI cao hơn Ej-ICSI với mean (± SD) là 1,4 (±0,5) và 1,2 (±0,3) (p<0,05) tuy nhiên kết quả cho thấy không có sự khác biệt thống kê khi so sánh giữa nhóm T-ICSI và nhóm Ej-ICSI-high SDF, với mean (± SD) là 1,4 (±0,5) và 1,3 (±0,5) (p>0,05). Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm T-ICSI không có khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so với nhóm Ej-ICSI và nhóm Ej-ICSI-high SDF, tương ứng 48,6%, 48,2% và 38,7% (p>0,05). Tương tự, tỉ lệ trẻ sinh sống ở cả ba nhóm T-ICSI, Ej-ICSI và Ej-ICSI-high SDF là 36,4%, 33,3% và 30% (p>0,05).
Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm T-ICSI thất bại ở chu kì ICSI trước đó với nhóm Ej-ICSI.
CVPH - Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Nguồn: Mohannad Alharbi và cs., (2019). Use of testicular sperm in couples with SCSA-defined high sperm DNA fragmentation and failed intracytoplasmic sperm injection using ejaculated sperm. Asian Journal of Andrology. DOI: 10.4103/aja.aja_99_19
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chất lượng noãn ở những bệnh nhân vô sinh do lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 25-11-2019
Chế độ sinh hoạt sau khi chuyển phôi - Ngày đăng: 27-11-2019
Tác động của phân mảnh DNA tinh trùng với kết cục ICSI và tần suất chết theo chương trình của phôi tiền làm tổ từ noãn MII -IVM - Ngày đăng: 22-11-2019
Lặp đi lặp lại các xung laser cường độ cao không làm thay đổi kết quả xét nghiệm di truyền và tính khảm sau sinh thiết TE phôi người - Ngày đăng: 22-11-2019
Song thai bất tương xứng giai đoạn 11-13 tuần và kết cục thai kỳ - Ngày đăng: 22-11-2019
Khả năng dược lý của Trequinsin Hydrochloride cải thiện khả năng vận động và chức năng của tinh trùng người - Ngày đăng: 22-11-2019
Tác động của người bố đối với sự phát triển: xác định các vùng gen dễ bị tổn thương oxy hóa DNA trong tinh trùng người - Ngày đăng: 22-11-2019
Tỷ lệ phôi lệch bội là tương đương nhau giữa chu kỳ tự nhiên và chu kỳ có kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 22-11-2019
Rượu bia – Kẻ thù nguy hiểm của tất cả phụ nữ mang thai - Ngày đăng: 22-11-2019
Ảnh hưởng của phân mảnh dna tinh trùng đến chất lượng phôi trong chu kì IVF/ICSI - Ngày đăng: 22-11-2019
Ảnh hưởng của độ tuổi nam giới đến phân mảnh dna tinh trùng - Ngày đăng: 22-11-2019
Yoga trong thai kỳ: Tác động trên cơn đau khi chuyển dạ và kết cục sinh - Ngày đăng: 15-11-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK