Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 22-11-2019 10:23am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận
 
Dữ liệu gần đây cho thấy tỷ lệ phôi được chẩn đoán khảm đang tăng lên sau PGT-A phân tích di truyền bằng giải trình tự thế hệ mới (NGS). Sinh thiết tế bào TE với phương pháp cắt bằng laser được đề xuất là nguyên nhân có thể chẩn đoán thể khảm dẫn đến việc loại bỏ phôi di truyền bình thường để chuyển phôi.

Nghiên cứu này phân tích xem liệu các xung laser cường độ cao lặp đi lặp lại trong quá trình cắt đốt bằng laser TE có làm thay đổi kết quả di truyền hay gây ra bệnh khảm. Các mẫu tế bào TE sinh thiết từ các phôi đã được cắt bằng các xung laser lặp đi lặp lại hoặc các xung ngày càng cường độ cao, và phân tích NGS cho kết quả di truyền.

Phôi được lấy từ những bệnh nhân đồng ý loại bỏ phôi dư của họ. Hai phôi nang không được chẩn đoán di truyền đã được sử dụng cho nghiên cứu này. Mỗi phôi đều phải chịu các xung laser cường độ thấp và cường độ cao cho các khoảng thời gian xung khác nhau bằng cách sử dụng laser Hamilton Thorne Lykos. Từ cả hai phôi, 3-5 mẫu tế bào sinh thiết đã thu được cho từng loại thử nghiệm laser. Các mẫu sau đó được tiếp xúc với các xung laser trực tiếp và lặp đi lặp lại trong 10 hoặc 20 xung @ 290 s; hoặc 20 hoặc 40 xung laser @ 400 s. Một mẫu đối chứng là mẫu được tiếp xúc với quy trình sinh thiết tiêu chuẩn gồm 5 xung @ 290s. Tất cả các mẫu sau đó được rửa qua một vài giọt môi trường rửa trước khi đặt vào các ống PCR trong bộ đệm 2-3l và đông lạnh ở -20°C cho đến khi phân tích NGS được thực hiện.


Kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh rằng kết quả phân tích di truyền thu được từ các mẫu đối chứng và cường độ cao cho thấy không có sự khác biệt, với tất cả các kết quả di truyền bình thường (46, XY). Điều quan trọng là, không có kết quả khảm nào được ghi nhận ngay cả ở số lượng xung tăng hoặc cường độ cao.

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng rằng số lượng xung laser nhiều, hoặc tăng cường độ laser cũng không làm thay đổi kết quả di truyền PGT-A. Ngoài ra, cường độ laser không gây ra hiện tượng khảm trong kết quả NGS. Để giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng cho phôi và các tế bào được sinh thiết, nên cắt TE tối ưu bằng cách sử dụng một số lượng xung laser ít nhất ở cường độ thấp nhất có thể. Điều quan trọng cần lưu ý là các xung laser lặp đi lặp lại với cường độ tăng dần, có thể có tác động xấu đến tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi.

Nguồn: Repeated high intensity laser biopsy pulses do not alter genetic testing results nor increases mosaicism following human embryo blastocyst biopsy of trophectoderm cells, Reproductive BioMedicine Online, 2019,

 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK