Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 03-12-2019 9:22am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Ty thể đóng vai trò quan trọng trong tế bào tinh trùng, đảm nhận chức năng lông roi hình thành khả năng di động của tinh trùng. Khả năng di động là một thông số cần thiết cho khả năng thụ tinh. Hơn nữa, giảm khả năng di động của tinh trùng (asthenozoospermia) là nguyên nhân có thể gây vô sinh nam. Một nghiên cứu mới gần đây của nhóm tác giả người Ý tìm hiểu về ảnh hưởng của ty thể đến tinh trùng tập trung về 3 vấn đề chính:
         1. Khảo sát số lượng bản sao DNA ty thể (mtDNA) trong các mẫu asthenozoospermic và bình thường, thiết lập mối quan hệ tương quan với sự di động của tinh trùng.
         2. Phân tích biểu hiện gen TFAM (yếu tố phiên mã ty thể liên quan quá trình sao chép và tổ chức cấu trúc mtDNA), thiết lập mối tương quan số lượng bản sao mtDNA.
         3. Thiết lập mối tương quan giữa số lượng bản sao mtDNA đi kèm thông số SDF và quá trình apoptosis của tế bào.

Thiết kế nghiên cứu: 63 mẫu tinh dịch asthenozoospermic (nhóm A) và 63 mẫu tinh dịch bình thường (nhóm N) được đánh giá theo WHO 2010 về độ di động. Định lượng bản sao mtDNA và TFAM bằng real time PCR. SDF được đánh giá bằng TUNEL.



Kết quả ghi nhận số lượng bản sao mtDNA ở nhóm A cao hơn nhóm N (tương ứng 73.0±57.6, trung vị 60.8, phạm vi 4.8–256.1 với 29.6±23.3, trung vị 22.3, phạm vi 4.6–115.1); Đồng thời tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê số lượng bản sao mtDNA với mật độ tinh trùng, số lượng tinh trùng và tinh trùng di động ở nhóm A. Nhóm N không có ý nghĩa thống kê về mối tương quan số lượng bản sao mtDNA và thông số tinh dịch. Nhóm tác giả chỉ ra rằng tổng các mẫu biểu hiện âm tính TFAM tương quan với tổng số tinh trùng di động, biểu hiện dương tính với các mẫu bất thường, SDF và mtDNA mà điều này không xác định khi phân nhóm nhỏ. SDF gia tăng trong các mẫu nhóm A tương quan với các dạng bất thường. Không tìm thấy mối tương quan giữa SDF và mtDNA.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò tiềm năng của mtDNA như là một chỉ số về chất lượng tinh dịch và ủng hộ giả thuyết điều hòa biểu hiện gen TFAM đi kèm với sự suy giảm chất lượng sinh tinh. Do sự thay đổi số lượng bản sao mtDNA và tính toàn vẹn của nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của HTSS, những khía cạnh này cần được nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.

Cái Thị Diệu Ánh - IVFVH.

Nguồn: Human sperm motility: a molecular study of mitochondrial DNA, mitochondrial transcription factor A gene and DNA fragmentation. Molecular Biology Reports, 2019. doi:10.1007/s11033-019-04861-0 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK