Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 03-12-2019 9:20am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Trong điều kiện in vivo, phôi tự thoát màng, phát triển và làm tổ khi di chuyển tới tử cung của mẹ. Trong nuôi cấy in vitro, khả năng tự thoát màng của phôi giảm dần vì vậy kỹ thuật hỗ trợ thoát màng (AH) ra đời giúp hỗ trợ thoát màng cho phôi trước khi chuyển phôi cho bệnh nhân. Có nhiều phương pháp được sử dụng để hỗ trợ thoát màng, nhưng hiện nay đa số các trung tâm đều sử dụng hệ thống laser để làm mỏng màng hay đục lỗ trên màng phôi.
 

Tác động hay lợi ích của AH lên kết cục điều trị vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Một số dữ liệu trước đây cho thấy AH tác động lên tỉ lệ sinh sống. Nghiên cứu tổng quan của Cochrane 2012 chỉ ra rằng AH giúp cải thiện tỉ lệ thai nhưng không cải thiện tỉ lệ sinh sống. Một số nghiên cứu khác cho thấy có sự cải thiện về tỉ lệ thai lâm sàng ở những bệnh nhân tiên lượng kém có thực hiện AH. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng AH không có lợi đối với những chu kỳ chuyển phôi trữ đầu tiên và có thể giảm tỉ lệ sinh sống của nhóm này. Với nhiều sự không đồng nhất như trên, McLaughlin và cộng sự thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của AH lên tỉ lệ sinh sống ở chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên trên dân số thực hiện IVF và đặc biệt là những bệnh nhân tiên lượng kém. Từ đó cung cấp thêm bằng chứng lâm sàng về kỹ thuật này.

Nghiên cứu hồi cứu thu nhận số liệu từ năm 2007 đến năm 2015 trên tống số 152.271 chu kỳ đầu tiên, chuyển phôi tươi tự thân với 48.858 chu kỳ thực hiện AH cho thấy tỉ lệ sinh sống ở nhóm AH chiếm 39,2% trong khi đó nhóm không AH là 43,9% (p<0,001). Ngoài ra, tỉ lệ thai ở nhóm không AH cao hơn nhóm AH 5%. AH không làm thay đổi tỉ lệ thai sinh hoá của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ sinh sống trên nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt là 47,35% và trên nhóm bệnh nhân tiên lượng kém chiếm 39,47% và tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ sinh sống ở nhóm không AH khoảng 4%. Khi phân tích trên kết quả theo từng năm, nhóm nghiên cứu này thấy rằng AH làm giảm đáng kể tỉ lệ thai của bệnh nhân. Ngoài ra nghiên cứu này còn cho thấy AH làm tăng tỉ lệ song thai từ một hợp tử.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy AH có thể tác động đến tỉ lệ sinh sống của tất cả các bệnh nhân mà đặc biệt là bệnh nhân tiên lượng kém trong chu kỳ chuyển phôi tươi. Nhóm tác giả này cho rằng thực hiện AH phôi nên được xem xét cẩn thận khi tư vấn thực hiện cho bệnh nhân. Tuy nhiên đây là nghiên cứu hồi cứu, cần có thêm nhiều nghiên cứu tiến cứu với cỡ mẫu lớn để có y văn thuyết phục hơn.

CVPH. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Does assisted hatching affect live birth in fresh, first cycle in vitro fertilization in good and poor prognosis patients? Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-019-01619-2
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK