Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 05-12-2019 2:34pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
 
Bs Lý Thiện Trung - IVFMD – Bệnh viện Mỹ Đức
 
Số lượng chu kỳ chuyển phôi trữ đang ngày một tăng lên, trong khi những bằng chứng khoa học hiện nay về hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở những phụ nữ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm chủ yếu chỉ mới dừng lại ở tỷ lệ sinh sống và cân nặng của trẻ lúc chào đời. Nhóm nghiên cứu ở Massachusettes – Hoa Kỳ đã tiến hành một đề tài nhằm mở rộng hiểu biết về sức khỏe của những trẻ sơ sinh từ 2 chiến lược chuyển phôi trên.
 
Đây là một nghiên cứu hồi cứu lấy dữ liệu từ MOSART (Massachusettes Outcome Study of Assissted Reproductive Technology) liên kết với SART CORS (Assisted Reproductive Technology Clinic Outcome Reporting System) và PELL (Pregnancy to Early Life Longitudinal). Tiêu chuẩn nhận bao gồm những trẻ đơn thai sinh tại bệnh viện, tuổi mẹ từ 18 tuổi trở lên, và điều trị thụ tinh trong ống nghiệm với noãn tự thân được từ 1 tháng 7 năm 2004 đến 31 tháng 12 năm 2013 tại Massachusetts - Hoa Kỳ. Có 14.491 trẻ thỏa tiêu chuẩn, trong đó 12.390 trẻ được sinh ra từ chuyển phôi tươi và 2.101 trẻ được sinh ra từ chuyển phôi trữ.
 
Sau khi phân tích đa biến, nhóm nghiên cứu đưa ra kết quả rằng: so với những trẻ sinh ra từ phôi tươi thì những trẻ sinh ra từ phôi trữ có tỷ lệ thai lớn so với tuổi thai cao hơn (AOR 1⁄4 1.47; 95% CI, 1.26–1.70) và tỷ lệ nhẹ cân so với tuổi thai thấp hơn (AOR 1⁄4 0.56; 95% CI, 0.44–0.70). Tuy vậy, những trẻ trong nhóm chuyển phôi trữ lại dễ mắc những vấn đề về nhiễm trùng, hô hấp và thần kinh hơn với kết quả thống kê lần lượt là (AOR 1⁄4 1.46; 95% CI, 1.03–2.06), (AOR 1⁄4 1.23; 95% CI, 1.07–1.41) và (AOR 1⁄4 1.32; 95% CI, 1.04–1.68). Ngoài những yếu tố nêu trên, nhóm nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa hai nhóm về kết cục sinh non, biến chứng trong chuyển dạ, bất thường về huyết học và tiêu hóa cũng như thời gian nằm viện.
 
Cơ chế sâu xa của những tất cả những vấn đề nêu trên chưa được hiểu biết kỹ càng. Nhưng chỉ xét riêng về cân nặng, có giả thuyết rằng việc kích thích đa noãn có thể làm ảnh huởng đến quá trình làm tổ cũng như sự hình thành bánh nhau, từ đó khiến dòng máu nuôi thai khác biệt so với sinh lý, làm thay đổi sự phát triển của thai. Những vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, hô hấp và thần kinh có thể được quy kết cho việc chuyển phôi trữ làm những đứa trẻ sinh ra nặng cân hơn so với tuổi thai.
 
Tóm lại, ngoài việc củng cố rằng chuyển phôi trữ làm tăng tỷ lệ trẻ sinh nặng cân hơn so với tuổi thai, giảm tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân so với tuổi thai. Nghiên cứu còn cho thấy rằng trẻ sinh ra từ phôi trữ dễ mắc những vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, hô hấp và thần kinh hơn so với những trẻ sinh ra từ phôi tươi. Nhóm tác giả cũng đề xuất thực hiện thêm nhiều nghiên cứu theo dõi dài hạn sức khỏe và sự phát triển của những đứa trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ.
 
Nguồn:  Hwang, S.S., Dukhovny, D., Gopal, D., Cabral, H., Diop, H., Coddington, C.C., Stern, J.E., 2019. Health outcomes for Massachusetts infants after fresh versus frozen embryo transfer. Fertility and Sterility 112, 900–907. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2019.07.010


Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK