Tin tức
on Tuesday 10-12-2019 4:19pm
Danh mục: Tin quốc tế
Giới thiệu
Vô sinh là một trải nghiệm vô cùng căng thẳng về các khía cạnh như tâm lý, xã hội, văn hóa và y tế (Moller và Fallstrom, 1991; Domar và cộng sự, 1993). Trải nghiệm của một cặp vợ chồng vô sinh khá đa dạng, như sợ mọi người biết (Moller và Fallstrom, 1991), sợ các mối quan hệ xã hội (Wirberg, 1992), đau buồn, khủng hoảng (Mahlstedt, 1994; Lalos, 1999), mất kiểm soát (McCormick, 1980), khó giữ được gia đình vì con cái được xem là mối ràng buộc (Burns, 1987). Điều trị vô sinh bằng TTTON cũng là một trải nghiệm căng thẳng (Skoog Svanberg, 2003; Hjelmstedt và cộng sự, 2004; Anderhiem và cộng sự, 2005).
Các khuyến cáo đã được đưa ra ở nhiều nước nhằm chú tâm đến tâm trạng lo âu của các bệnh nhân hiếm muộn. Hỗ trợ tâm lý nên được cung cấp cho các cặp vợ chồng đang trải qua quá trình đánh giá và điều trị vô sinh. Điều trị TTTON thường là cơ hội có con cuối cùng của họ và mức độ lo âu của họ có thể cao (Boivin và cộng sự, 1995; Slade và cộng sự, 1997; Verhaak và cộng sự, 2005), dù rằng những cặp vợ chồng điều trị TTTON nói chung đều đã điều chỉnh tốt về mặt tâm lý. Trong một nghiên cứu ở Phần Lan, tác giả đã nhận thấy rằng vấn đề quan trọng nhất đối với người vợ là cách cô ấy gặp gỡ và tiếp nhận điều trị từ các bác sĩ lâm sàng, rằng cô ấy đã nhận được sự hỗ trợ và điều trị một cách đầy thấu cảm và cá thể hóa hay chưa (Maili và cộng sự, 2001).
Lisbeth Anderheim Soderqvist và các cộng sự thực hiện một nghiên cứu có đối chứng để đánh giá hiệu quả tăng cường giao tiếp với bệnh nhân của các nữ hộ sinh đến tâm lý bệnh nhân và tỷ lệ thành công.
Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát vai trò của nữ hộ sinh lên các phản ứng tâm lý của người vợ trong và sau khi điều trị TTTON, về những trải nghiệm của người vợ trong mối quan hệ với chồng, và cũng như về trải nghiệm của người vợ đối với các thủ tục điều trị TTTON khi nữ hộ sinh xây dựng các buổi tăng cường tư vấn với bệnh nhân. Mô hình can thiệp bao gồm ba thời điểm gặp gỡ và trò chuyện với cùng một nữ hộ sinh cho mỗi cặp vợ chồng trong nhóm can thiệp: (i) tại lần đầu tiên đến phòng khám; (ii) tại thời điểm bắt đầu tiêm thuốc kích thích buồng trứng; (iii) ngay sau khi chuyển phôi.
Có 166 cặp vợ chồng tham gia vào nghiên cứu, trong đó có 49 cặp được trải qua can thiệp tăng cường giao tiếp bởi nữ hộ sinh, nhóm bệnh nhân còn lại điều trị thường qui. Những người tham gia sẽ trả lời các câu hỏi trong 3 đợt, liên quan đến ảnh hưởng tâm lý khi điều trị vô sinh và các mối quan hệ thân thuộc của bệnh nhân. Ở đợt câu hỏi thứ 3, có 2 câu hỏi mở liên quan đến nhận thức của bệnh nhân trong việc điều trị vô sinh và đánh giá của bệnh nhân khi nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên y tế.
Kết quả:
Không có sự khác biệt ở hai nhóm về tác động lên tâm lý và các mối quan hệ của bệnh nhân khi điều trị hiếm muộn. Không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai. Tuy nhiên, phân tích các câu hỏi mở cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p=0.01), nhiều phụ nữ trong nhóm được can thiệp bày tỏ hài lòng khi nhận được sự chăm sóc. Sự can thiệp này dường như lại là một phương pháp hiệu quả để mang lại cho các cặp vợ chồng cảm giác an toàn, quan tâm liên tục cũng như là một cơ hội để chăm sóc họ về phương diện cá nhân nói riêng hay phương diện của cặp đôi nói chung, những người vợ cảm thấy cảm kích vì điều này.
Sự can thiệp này có tác động tích cực đến khả năng thấu hiểu chồng của những người vợ. Khi những người chồng nói về những trải nghiệm và suy nghĩ của họ liên quan đến vô sinh và TTTON, những người vợ sẽ lắng nghe và quan sát, từ đó những người vợ sẽ biết được phản ứng và suy nghĩ của chồng. Đây có lẽ là một lợi ích giúp cặp vợ chồng thích nghi với việc điều trị trong thời gian dài.
Can thiệp gây tác động tích cực đối với cảm nhận và đánh giá của bệnh nhân về dịch vụ chăm sóc. Những phụ nữ trong nhóm can thiệp cảm thấy hài lòng hơn với sự chăm sóc mà họ nhận được so với nhóm đối chứng.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân may mắn điều trị thành công và mang thai, những cuộc gặp gỡ cũng có giá trị đáng kể trong việc quản lý vai trò làm cha mẹ. Bệnh nhân điều trị vô sinh thành công thường vẫn sẽ tiếp tục xem mình là “bị vô sinh”, do đó vẫn sẽ tự thêm nhiều lo lắng khi mang thai và sinh nở (Seibel, 1997).
Kết luận
Một cuộc khủng hoảng do vô sinh khác với các cuộc khủng hoảng do chấn thương, nó không đột ngột và toàn diện, nhưng nó kéo dài và dần dần (Möller, 1996). Do đó, các sự hỗ trợ được đề nghị nên trải đều trong suốt một quá trình điều trị. Mặc dù các loại hỗ trợ cần thiết cho bệnh nhân luôn được thảo luận, nhưng đối với hầu hết bệnh nhân, có lẽ họ cần là cung cấp thông tin thích hợp, đầy đủ thời gian và được điều trị bằng sự đồng cảm. Trong với các buổi trò chuyện với Nữ hộ sinh, các cặp vợ chồng có vấn đề nghiêm trọng hơn cũng được xác định, chẳng hạn như trầm cảm, thất vọng, lo lắng và mặc cảm tự ti. Những cặp vợ chồng này đã được cung cấp hỗ trợ tâm lý nhiều hơn, và một vài trường hợp được chuyển đến gặp bác sĩ tâm lý.
Tóm lại, mặc dù không có tác động can thiệp đến các phản ứng tâm lý và tỷ lệ mang thai, nhưng mô hình can thiệp bởi các buổi giao tiếp với các nữ hộ sinh một phần nào đó giúp cho các cặp vợ chồng có cơ hội được bày tỏ về cảm xúc căng thăng của bản thân, có cơ hội được quan tâm chăm sóc về cả phương diện cá nhân lẫn phương diện vợ chồng. Và đặc biệt là, các cặp vợ chồng có cơ hội để hiểu về phản ứng của nhau, cùng thảo luận với nhau. Điều đó tạo ra cảm giác an toàn và được quan tâm, giúp trải nghiệm quá trình chăm sóc và điều trị theo một cách tích cực hơn.
Vô sinh là một trải nghiệm vô cùng căng thẳng về các khía cạnh như tâm lý, xã hội, văn hóa và y tế (Moller và Fallstrom, 1991; Domar và cộng sự, 1993). Trải nghiệm của một cặp vợ chồng vô sinh khá đa dạng, như sợ mọi người biết (Moller và Fallstrom, 1991), sợ các mối quan hệ xã hội (Wirberg, 1992), đau buồn, khủng hoảng (Mahlstedt, 1994; Lalos, 1999), mất kiểm soát (McCormick, 1980), khó giữ được gia đình vì con cái được xem là mối ràng buộc (Burns, 1987). Điều trị vô sinh bằng TTTON cũng là một trải nghiệm căng thẳng (Skoog Svanberg, 2003; Hjelmstedt và cộng sự, 2004; Anderhiem và cộng sự, 2005).
Các khuyến cáo đã được đưa ra ở nhiều nước nhằm chú tâm đến tâm trạng lo âu của các bệnh nhân hiếm muộn. Hỗ trợ tâm lý nên được cung cấp cho các cặp vợ chồng đang trải qua quá trình đánh giá và điều trị vô sinh. Điều trị TTTON thường là cơ hội có con cuối cùng của họ và mức độ lo âu của họ có thể cao (Boivin và cộng sự, 1995; Slade và cộng sự, 1997; Verhaak và cộng sự, 2005), dù rằng những cặp vợ chồng điều trị TTTON nói chung đều đã điều chỉnh tốt về mặt tâm lý. Trong một nghiên cứu ở Phần Lan, tác giả đã nhận thấy rằng vấn đề quan trọng nhất đối với người vợ là cách cô ấy gặp gỡ và tiếp nhận điều trị từ các bác sĩ lâm sàng, rằng cô ấy đã nhận được sự hỗ trợ và điều trị một cách đầy thấu cảm và cá thể hóa hay chưa (Maili và cộng sự, 2001).
Lisbeth Anderheim Soderqvist và các cộng sự thực hiện một nghiên cứu có đối chứng để đánh giá hiệu quả tăng cường giao tiếp với bệnh nhân của các nữ hộ sinh đến tâm lý bệnh nhân và tỷ lệ thành công.
Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát vai trò của nữ hộ sinh lên các phản ứng tâm lý của người vợ trong và sau khi điều trị TTTON, về những trải nghiệm của người vợ trong mối quan hệ với chồng, và cũng như về trải nghiệm của người vợ đối với các thủ tục điều trị TTTON khi nữ hộ sinh xây dựng các buổi tăng cường tư vấn với bệnh nhân. Mô hình can thiệp bao gồm ba thời điểm gặp gỡ và trò chuyện với cùng một nữ hộ sinh cho mỗi cặp vợ chồng trong nhóm can thiệp: (i) tại lần đầu tiên đến phòng khám; (ii) tại thời điểm bắt đầu tiêm thuốc kích thích buồng trứng; (iii) ngay sau khi chuyển phôi.
Có 166 cặp vợ chồng tham gia vào nghiên cứu, trong đó có 49 cặp được trải qua can thiệp tăng cường giao tiếp bởi nữ hộ sinh, nhóm bệnh nhân còn lại điều trị thường qui. Những người tham gia sẽ trả lời các câu hỏi trong 3 đợt, liên quan đến ảnh hưởng tâm lý khi điều trị vô sinh và các mối quan hệ thân thuộc của bệnh nhân. Ở đợt câu hỏi thứ 3, có 2 câu hỏi mở liên quan đến nhận thức của bệnh nhân trong việc điều trị vô sinh và đánh giá của bệnh nhân khi nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên y tế.
Kết quả:
Không có sự khác biệt ở hai nhóm về tác động lên tâm lý và các mối quan hệ của bệnh nhân khi điều trị hiếm muộn. Không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai. Tuy nhiên, phân tích các câu hỏi mở cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p=0.01), nhiều phụ nữ trong nhóm được can thiệp bày tỏ hài lòng khi nhận được sự chăm sóc. Sự can thiệp này dường như lại là một phương pháp hiệu quả để mang lại cho các cặp vợ chồng cảm giác an toàn, quan tâm liên tục cũng như là một cơ hội để chăm sóc họ về phương diện cá nhân nói riêng hay phương diện của cặp đôi nói chung, những người vợ cảm thấy cảm kích vì điều này.
Sự can thiệp này có tác động tích cực đến khả năng thấu hiểu chồng của những người vợ. Khi những người chồng nói về những trải nghiệm và suy nghĩ của họ liên quan đến vô sinh và TTTON, những người vợ sẽ lắng nghe và quan sát, từ đó những người vợ sẽ biết được phản ứng và suy nghĩ của chồng. Đây có lẽ là một lợi ích giúp cặp vợ chồng thích nghi với việc điều trị trong thời gian dài.
Can thiệp gây tác động tích cực đối với cảm nhận và đánh giá của bệnh nhân về dịch vụ chăm sóc. Những phụ nữ trong nhóm can thiệp cảm thấy hài lòng hơn với sự chăm sóc mà họ nhận được so với nhóm đối chứng.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân may mắn điều trị thành công và mang thai, những cuộc gặp gỡ cũng có giá trị đáng kể trong việc quản lý vai trò làm cha mẹ. Bệnh nhân điều trị vô sinh thành công thường vẫn sẽ tiếp tục xem mình là “bị vô sinh”, do đó vẫn sẽ tự thêm nhiều lo lắng khi mang thai và sinh nở (Seibel, 1997).
Kết luận
Một cuộc khủng hoảng do vô sinh khác với các cuộc khủng hoảng do chấn thương, nó không đột ngột và toàn diện, nhưng nó kéo dài và dần dần (Möller, 1996). Do đó, các sự hỗ trợ được đề nghị nên trải đều trong suốt một quá trình điều trị. Mặc dù các loại hỗ trợ cần thiết cho bệnh nhân luôn được thảo luận, nhưng đối với hầu hết bệnh nhân, có lẽ họ cần là cung cấp thông tin thích hợp, đầy đủ thời gian và được điều trị bằng sự đồng cảm. Trong với các buổi trò chuyện với Nữ hộ sinh, các cặp vợ chồng có vấn đề nghiêm trọng hơn cũng được xác định, chẳng hạn như trầm cảm, thất vọng, lo lắng và mặc cảm tự ti. Những cặp vợ chồng này đã được cung cấp hỗ trợ tâm lý nhiều hơn, và một vài trường hợp được chuyển đến gặp bác sĩ tâm lý.
Tóm lại, mặc dù không có tác động can thiệp đến các phản ứng tâm lý và tỷ lệ mang thai, nhưng mô hình can thiệp bởi các buổi giao tiếp với các nữ hộ sinh một phần nào đó giúp cho các cặp vợ chồng có cơ hội được bày tỏ về cảm xúc căng thăng của bản thân, có cơ hội được quan tâm chăm sóc về cả phương diện cá nhân lẫn phương diện vợ chồng. Và đặc biệt là, các cặp vợ chồng có cơ hội để hiểu về phản ứng của nhau, cùng thảo luận với nhau. Điều đó tạo ra cảm giác an toàn và được quan tâm, giúp trải nghiệm quá trình chăm sóc và điều trị theo một cách tích cực hơn.
NHS Trần Đinh Mỹ Tiên – IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức
Nguồn: Anderheim, L., Holter, H., Bergh, C., & Möller, A. (2007). Extended encounters with midwives at the first IVF cycle: a controlled trial. Reproductive biomedicine online, 14(3), 279-287.Các tin khác cùng chuyên mục:
Vai trò của việc đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng trong dự đoán kết quả điều trị IUI - Ngày đăng: 10-12-2019
Đánh giá sức khỏe của trẻ sơ sinh sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm - chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 05-12-2019
Ảnh hưởng của phương pháp PGT đến mẹ và trẻ sơ sinh sau khi sinh thiết lá nuôi phôi - Ngày đăng: 05-12-2019
Tiềm năng của phôi ngày 3 phân chia nhanh - Ngày đăng: 05-12-2019
Sự biểu hiện gen PGR và PTX3 của các tế bào cumulus ở những phụ nữ bị béo phì và có cân nặng bình thường sau khi kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 05-12-2019
Tiềm năng của việc bổ sung các cytokine vào môi trường nuôi cấy phôi người in vitro: kết quả của một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 05-12-2019
Mối liên quan giữa sự sinh sản, methyl hóa DNA và tuổi sinh học - Ngày đăng: 05-12-2019
Mối liên hệ giữa thông số động học phôi tiền làm tổ và nhiễm sắc thể giới tính của phôi người - Ngày đăng: 05-12-2019
Dụng cụ đông lạnh mới cho số lượng giới hạn tinh trùng người - Ngày đăng: 05-12-2019
Liệu IVM rescue (rIVM) noãn giai đoạn túi mầm có ảnh hưởng xấu đến động học phát triển của phôi? - Ngày đăng: 05-12-2019
Nồng độ thủy ngân và lượng tiêu thụ loại cá ăn thịt liên quan đến chất lượng tinh dịch thấp - Ngày đăng: 05-12-2019
Procyanidine và độ di động tiến tới của tinh trùng - Ngày đăng: 05-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK