Tin tức
on Friday 13-12-2019 8:52am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Phan Thị Ngân Phúc – IVF Vạn Hạnh
Ngày càng có nhiều trẻ em được sinh ra từ TTTON, vì vậy, câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu TTTON có ảnh hưởng đến kết quả phát triển của những đứa trẻ này hay không. Các yếu tố có thể đóng vai trò ảnh hưởng như kích thích buồng trứng (KTBT) với hormone và ảnh hưởng của các quy trình trong IVF, ICSI. Ngoài ra, sự hiếm muộn của cha mẹ cũng có thể là yếu tố tác động lên kết quả phát triển.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy TTTON không liên quan đến kết quả phát triển ngắn hạn bất lợi của con cái, nhưng kiến thức vẫn còn hạn chế về tình trạng phát triển thần kinh dài hạn của con cái. Nghiên cứu này điều tra ảnh hưởng của KTBT và quy trình in vitro lên kết quả nhận thức và hành vi của trẻ 9 tuổi.
Nghiên cứu tiến cứu kéo dài 9 năm, làm mù người đánh giá, theo dõi 169/215 (79%) trẻ sinh đơn trong tháng 3/2005 đến tháng 12/2006. Trẻ sinh đơn từ IVF hoặc ICSI với KTBT (OS, n=57), và sinh sau IVF/ICSI chu kì tự nhiên có cải biên (MNC, n=46), và trẻ sinh đơn từ chu kì tự nhiên của cặp vợ chồng vô sinh nhẹ (Sub-NC, n=66), được theo dõi và đánh giá trong 9 năm. Với hai nhóm TTTON và nhóm tham chiếu vô sinh nhẹ giúp tìm ra ảnh hưởng của KTBT và quy trình TTTON lên kết quả phát triển. Kết quả nhận thức được đánh giá với thang đo trí tuệ Wechsler và NEPSY-II. Hành vi được đánh giá với danh sách kiểm tra hành vi trẻ em và mẫu báo cáo của giáo viên. Các phân tích đơn biến và mô hình hồi quy tuyến tính đã được sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về điểm số của chỉ số thông minh (IQ) giữa các nhóm TTTON (IQ trung bình (95% CI): OS 114.8 (83.2-1142.6); MNC 114.0 (90.2-140.8); Sub-NC 115.4 (87.9-141.2), P = 0,746). Các phân tích đa biến không cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm TTTON và IQ toàn diện, diễn đạt và thực hành. Điểm kiểm tra hành vi trẻ em và báo cáo của giáo viên không khác biệt đáng kể giữa các nhóm TTTON (P = 0.090 và 0.507, tương ứng). Các phân tích đa biến không chứng minh được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm TTTON và các kiểm tra hành vi toàn diện, hoặc T-score về nội tâm và biểu lộ cảm xúc. Không có mối tương quan đáng kể giữa thời gian mang thai và kết quả đã được tìm thấy.
Nghiên cứu này không tìm thấy tác dụng phụ của KTBT và các quy trình thí nghiệm in vitro đối với kết quả nhận thức và hành vi của trẻ em ở độ tuổi 9 tuổi. Ngoài ra, thời gian mang thai không liên quan đến nhận thức và hành vi khi 9 tuổi. Đây là những kết quả yên tâm cho phụ huynh và bác sĩ lâm sàng liên quan đến TTTON. Các nghiên cứu tiếp theo nên giải quyết theo dõi sau 9 tuổi. Thời kỳ dậy thì rất quan trọng trong sự phát triển não bộ, vì nó liên quan đến những thay đổi lớn về cấu trúc và chức năng, để chuẩn bị cho hoạt động ở cấp độ trưởng thành. Do đó, và bất chấp những phát hiện có lợi của nghiên cứu hiện tại, tác giả đặc biệt khuyên nên mở rộng việc theo dõi sau độ tuổi này sang tuổi thiếu niên và trưởng thành.
Nguồn: K R Heineman, D B Kuiper, Sla Bastide-van Gemert, M J Heineman, M Hadders-Algra, Cognitive and behavioural outcome of children born after IVF at age 9 years, Human Reproduction, Volume 34, Issue 11, November 2019, Pages 2193 2200, https://doi.org/10.1093/humrep/dez202
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kinh nghiệm áp dụng nuôi time-lapse trong điều trị IVF ở nhóm bệnh nhân dự trữ buồng trứng tốt - Ngày đăng: 10-12-2019
So sánh các dấu hiệu động học hình thái tiên đoán tiềm năng tạo phôi nang và làm tổ từ hai dữ liệu lâm sàng lớn - Ngày đăng: 10-12-2019
Xác định kết cục ICSI bằng các yếu tố tiên lượng kết hợp không xâm lấn: thông số động học phôi giai đoạn sớm và apoptosis tế bào cumulus ở phụ nữ PCOS - Ngày đăng: 10-12-2019
Hiệu quả tăng cường giao tiếp giữa nữ hộ sinh và các cặp vợ chồng lần đầu điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 10-12-2019
Vai trò của việc đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng trong dự đoán kết quả điều trị IUI - Ngày đăng: 10-12-2019
Đánh giá sức khỏe của trẻ sơ sinh sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm - chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 05-12-2019
Ảnh hưởng của phương pháp PGT đến mẹ và trẻ sơ sinh sau khi sinh thiết lá nuôi phôi - Ngày đăng: 05-12-2019
Tiềm năng của phôi ngày 3 phân chia nhanh - Ngày đăng: 05-12-2019
Sự biểu hiện gen PGR và PTX3 của các tế bào cumulus ở những phụ nữ bị béo phì và có cân nặng bình thường sau khi kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 05-12-2019
Tiềm năng của việc bổ sung các cytokine vào môi trường nuôi cấy phôi người in vitro: kết quả của một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 05-12-2019
Mối liên quan giữa sự sinh sản, methyl hóa DNA và tuổi sinh học - Ngày đăng: 05-12-2019
Mối liên hệ giữa thông số động học phôi tiền làm tổ và nhiễm sắc thể giới tính của phôi người - Ngày đăng: 05-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK