Tin tức
on Thursday 19-12-2019 1:55pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Tiểu My
Cho đến nay, băng huyết sau sinh (BHSS) vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong ngày đầu hậu sản. Tính riêng tại Hoa Kỳ, tỷ lệ BHSS chiếm 11% tổng số trường hợp tử vong mẹ. Đáng lưu ý là có đến 54-93% trường hợp tử vong do xuất huyết trong sản khoa có thể dự phòng được. Những nghiên cứu đánh giá các yếu tố liên quan đến nhận định và điều trị BHSS cho thấy khi nhân viên y tế đánh giá không chính xác lượng máu mất dẫn đến chậm xử trí là nguyên nhân chính dẫn đến xử trí BHSS chậm trễ. ACOG vừa công bố hướng dẫn liên quan đến các phương pháp định lượng máu mất vào tháng 12/2019. Hướng dẫn dựa trên các chứng cứ hiện có, đánh giá lại hiệu quả của các phương pháp định lượng máu mất và giúp các nhà thực hành chọn lựa phương pháp áp dụng trong lâm sàng.
Tóm tắt một số kết luận và khuyến cáo của ACOG trong hướng dẫn thực hành lâm sàng như sau:
- Định lượng máu mất bằng đo đạc cụ thể chính xác hơn ước đoán bằng mắt.
- Khi so sánh phương pháp ước đoán máu mất bằng mắt và đo đạc, phần lớn ước đoán bằng mắt thường đánh giá máu mất ít hơn thể tich tích máu mất thật sự. Rất ít trường hợp ước đoán lượng máu mất nhiều hơn máu mất thực tế.
- Đánh giá máu mất gồm 2 hình thức: đo máu mất trực tiếp sau sinh, các phác đồ ghi nhận và báo cáo tổng máu mất sau sinh.
- Lập danh sách các vật dụng thấm máu và có hướng dẫn sử dụng cụ thể.
- Bắt đầu đánh giá máu mất ngay sau sổ thai và trước khi sổ nhau, đánh giá cả lượng máu thấm dưới tấm lót mông. Cần lưu ý các dịch thấm vào tấm lót trong cuộc sinh như nước ối, nước tiểu, phân.
- Ghi nhận tổng lượng dịch thấm vào tấm lót.
- Trừ các dịch có thể có trước sổ nhau, vì sau sổ nhau, dịch chỉ yếu là máu.
- Tính tổng lượng máu trong tấm lót, drap phủ, túi đo máu mất.
- Cân tất cả các băng gạc có thấm máu, tính 1 gam tương đương 1mL máu. Cần tính cân nặng khi băng gạc còn khô, chưa sử dụng để tính chính xác lượng máu thấm vào.
- Bắt đầu đánh giá máu mất ngay khi ối vỡ hoặc sau khi lấy thai.
- Xác định lượng nước ối trong bình hút trước khi lấy nhau.
- Sau khi lấy nhau, đo lượng máu mất trong bình chứa máu và tấm phủ. Ghi nhận lượng máu mất (tính bằng mL) và thông báo cho ekip phẫu thuật.
- Trước khi sử dụng dung dịch rửa vết thương, cần xác định chính xác thời điểm và lượng dịch sử dụng. Cần lưu ý lượng nước muối sinh lý thấm trong băng gạc.
- Có hai cách xác định dịch sử dụng: một là sử dụng cùng bình chứa dịch hút và cộng thêm dung dịch sử dụng rửa vết thương hoặc sử dụng hai bình chứa nhằm tính riêng dịch sử dụng.
- Cân tất cả các băng gạc thấm máu sau đó chuyển sang thể tích.
- Khi kết thúc cuộc mổ, tính tổng thể tích dịch trong bình hút và dịch thấm trên băng gạc. Lưu ý các gạc thấm máu trong cuộc mổ đã có ngâm qua nước muối sinh lý làm ướt gạc. Vì gạc đã được vắt khô nên nếu các miếng gạc này ướt đẫm máu cũng cần cân gạc định lượng máu mất.
Lược dịch từ: Quantitative blood loss in obstetrics hemorrhage – ACOG committee opinion No. 794 – Dec 2019.
Từ khóa: Định lượng máu mất trong sản khoa
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá sự phân mảnh DNA của tinh trùng bằng nhiều phương pháp: so sánh khả năng dự đoán của chúng với các trường hợp vô sinh nam - Ngày đăng: 16-12-2019
Mối liên quan giữa nồng độ Lipid trong máu mẹ và tình trạng béo phì của trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 16-12-2019
Ảnh hưởng của sự thay đổi mức độ methyl hóa DNA lên sự biểu hiện gen protamine và các thông số tinh dịch đồ - Ngày đăng: 16-12-2019
Kết quả nhận thức và hành vi của trẻ em sinh ra sau IVF ở 9 tuổi - Ngày đăng: 13-12-2019
Kinh nghiệm áp dụng nuôi time-lapse trong điều trị IVF ở nhóm bệnh nhân dự trữ buồng trứng tốt - Ngày đăng: 10-12-2019
So sánh các dấu hiệu động học hình thái tiên đoán tiềm năng tạo phôi nang và làm tổ từ hai dữ liệu lâm sàng lớn - Ngày đăng: 10-12-2019
Xác định kết cục ICSI bằng các yếu tố tiên lượng kết hợp không xâm lấn: thông số động học phôi giai đoạn sớm và apoptosis tế bào cumulus ở phụ nữ PCOS - Ngày đăng: 10-12-2019
Hiệu quả tăng cường giao tiếp giữa nữ hộ sinh và các cặp vợ chồng lần đầu điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 10-12-2019
Vai trò của việc đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng trong dự đoán kết quả điều trị IUI - Ngày đăng: 10-12-2019
Đánh giá sức khỏe của trẻ sơ sinh sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm - chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 05-12-2019
Ảnh hưởng của phương pháp PGT đến mẹ và trẻ sơ sinh sau khi sinh thiết lá nuôi phôi - Ngày đăng: 05-12-2019
Tiềm năng của phôi ngày 3 phân chia nhanh - Ngày đăng: 05-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK